Đột quỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng mọi người lại rất chủ quan trong việc pḥng bệnh. Hiện có khoảng 76% là đến viện cấp cứu muộn khiến cho tỷ lệ tử vong là rất cao. Nên khi phát hiện ra người bị đột quỵ cần tới viện ngay lập tức để tăng khả năng sống xót. Nhập viện sau 6 giờ khởi phát triệu chứng đột quỵ như méo miệng, yếu liệt tay chân..., phần đông bệnh nhân khó cứu sống hoặc mang di chứng.
Ngày 17/11, tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP HCM, Trưởng Khoa Bệnh lư mạch máu năo Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết khảo sát tại bệnh viện cho thấy chỉ 14% bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu trong ṿng dưới 4,5 giờ. Có 9% bệnh nhân đến trong khoảng 4,5-6 giờ. Hơn 76% đến viện trong 6-24 giờ hoặc sau 24 giờ.
Theo bác sĩ Thắng, phần lớn bệnh nhân được đưa đến bệnh viện bằng phương tiện công cộng, chỉ một số ít được vận chuyển bằng đội cấp cứu chuyên dụng. Việc đến viện trễ khiến bệnh nhân không kịp thời vàng điều trị trong những giờ đầu.
"Cứ mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm 4% nguy cơ tử vong, tăng 4% cơ hội sống sót", bác sĩ Thắng phân tích.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, nhiều bệnh nhân đối diện nguy cơ tàn phế do các biến chứng như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lư...Theo bác sĩ Mai Thị Lan Hương, Trưởng Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài G̣n, trên thế giới cứ mỗi 30 phút, một bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ được cứu lại phải chết hoặc tàn phế do được đưa vào điều trị ở bệnh viện không phù hợp.
"Thời gian là năo, khi thiếu tưới máu, năo sẽ mất khoảng 1,9 triệu nơron thần kinh mỗi phút", bác sĩ Hương nói. Để cứu chữa bệnh nhân đột quỵ tốt nhất, cần chẩn đoán đột quỵ đúng và sớm, t́m được bệnh viện có đơn vị điều trị đột quỵ, có được phương tiện vận chuyển đúng cách và báo trước cho bệnh viện để chuẩn bị đón bệnh nhân.
Khi phát hiện người đột quỵ, tuyệt đối không thực hiện các hành động xử lư không đúng cách như cạo gió, giật tóc, nặn chanh vào miệng... Cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt.
Một số dấu hiệu nhận biết đột quỵ:
- Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
- Nói bị líu lưỡi, không rơ chữ, khó diễn đạt.
- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.
- Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đặc biệt chóng mặt đi kèm với bất kỳ các triệu chứng trên.
Trong các yếu tố nguy cơ của đột quỵ, cần chú trọng những yếu tố có thể thay đổi để tránh nguy cơ bệnh như ngưng hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, kiểm soát cân nặng, dinh dưỡng hợp lư, vận động thể lực đều đặn...