Kết luận vụ Khashoggi, CIA cố t́nh mập mờ. Vậy có phải đây là mưu đồ của chính quyền Mỹ? Liệu có phải The Washington Post "cầm đèn chạy trước CIA"?
The Washington Post trích dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ, Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) xác định Thái tử Ả-rập Saudi Mohammed bin Salman đă đích thân ra lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, trái ngược với sự phủ nhận của Riyadh.
Để đi đến kết luận trên, CIA được cho là đă phân tích kỹ lưỡng nhiều nguồn tin t́nh báo khác nhau, chính v́ vậy các quan chức Mỹ hiện rất tin tưởng vào các đánh giá của CIA và cộng đồng t́nh báo Mỹ trong vụ Khashoggi.
Trong khi Chính phủ Hoàng gia Ả-rập Saudi vẫn nhất quyết phủ nhận việc Thái tử Mohammed bin Salman có dính líu đến cái chết của nhà báo Khashoggi, nên đă có phản ứng rất mạnh mẽ với thông tin về kết luận của CIA được truyền thông đăng tải.
Kết luận của CIA chưa công bố luôn là tài liệu bí mật quốc gia của Mỹ, vậy mà nhiều trường hợp truyền thông cầm đèn chạy trước CIA
Fatimah Baeshen, phát ngôn viên Đại sứ quán Ả-rập Saudi tại Mỹ đă khẳng định : "Thông tin về đánh giá dự kiến của CIA là giả mạo. Chúng tôi đă và vẫn nghe nhiều giả thuyết trong khi không có bất kỳ cơ sở thuyết phục nào cho những đồn đoán đó".
Tuy nhiên, theo The Washington Post, trong các chứng cứ được CIA phân tích có cả bản lưu cuộc điện thoại của Đại sứ Ả-rập Saudi tại Mỹ Khalid bin Salman - em trai Thái tử Mohammed bin Salman - gọi cho nhà báo Khashoggi.
Nội dung cuộc gọi là khuyến khích ông Khashoggi đến Lănh sự quán Ả-rập Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để lấy giấy tờ và sau khi đến cơ quan ngoại giao Ả-rập Saudi th́ nhà báo đối lập Khashoggi đă mất tích cho đến nay.
Theo các nguồn thạo tin th́ ông Khalid đă gọi điện theo lệnh của anh trai, song ông Khalid đă bác bỏ thông tin trên. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Ả-rập Saudi tại Mỹ cho biết lần cuối cùng liên lạc với Khashoggi là bằng tin nhắn vào tháng 10/2017.
Nhà báo Jamal Khashoggi, cây bút người Ả-rập Saudi sống lưu vong ở Mỹ, từng có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Riyadh, đă mất tích sau khi đến Lănh sự quán Ả-rập Saudi ở Istanbul để lấy giấy tờ vào chiều ngày 2/10/2018.
Chính phủ Hoàng gia Ả-rập Saudi nhiều lần thay đổi lời giải thích về sự biến mất bí ẩn của nhà báo này, sau khi các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ kết luận ông Khashoggi bị "đội ám sát" đến từ Riyadh siết cổ chết tại ṭa lănh sự quán, rồi phân xác phi tang.
Vụ nhà báo Khashoggi bị sát đă làm nóng mối quan hệ giữa Ả-rập Saudi với Mỹ và các nước phương Tây. Thủ tướng Đức Angela Merkel đă tuyên bố nước này ngừng mọi hợp đồng bán vũ khí cho Ả-rập Saudi.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 15/11 cũng công bố các biện pháp trừng phạt với 17 công dân Ả-rập Saudi, gồm cả cựu trợ lư của Thái tử Mohammed bin Salman và Tổng lănh sự Ả-rập Saudi ở Istanbul, v́ bị cho liên quan đến vụ giết hại ông Khashoggi.
Cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi có thể sẽ không bao giờ được làm sáng tỏ
Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ th́ đó mới là bước dạo đầu của Washington trong việc trừng phạt Riyadh. Và dường như kết luận của CIA là cơ sở cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo của Washington.
Song đáng nói là kết luận của CIA được truyền thông loan tải, chứ thông cáo báo chí mới nhất của CIA là ngày 14/11/2018 không hề thông tin về kết luận vụ Khashoggi, c̣n giới chức t́nh báo Mỹ th́ chối b́nh luận về thông tin trên The Washington Post.
Như vậy, rơ ràng là có sự mập mờ ở đây - kết luận của Cục T́nh báo Trung ương Mỹ chưa công bố mà truyền thông Mỹ đă loan tải - và phía sau sự mập mờ này phải chăng là những mưu tính của Washington?
CIA cố t́nh mập mờ về kết luận vụ Khashoggi để Washington thực hiện các mưu đồ lợi ích?
Thứ nhất, tạo đ̣n bập bênh với Thổ Nhĩ Kỳ khi thấy Tổng thống Erdogan thể hiện quyết tâm làm sáng tỏ sự liên quan trực tiếp của Thái tử Mohamed bin Salman đến vụ sát hại nhà báo Khashoggi, giúp Washington có thể hiệu chỉnh Erdogan-Ankara.
Tổng chưởng lư Ả-rập Saudi đề nghị kết án tử h́nh đối với 5 người tham gia vụ sát hại, song khẳng định ông Khashoggi đă bị chuốc ma túy, giết hại, thi thể bị chặt ra và phủ nhận Thái tử Mohamed bin Salman dính líu đến vụ việc.
Theo cáo trạng của Viện Công tố Ả-rập Saudi, một nhóm được cử tới Istanbul với nhiệm vụ dẫn giải nhà báo Khashoggi về nước, bất chấp ư của ông ta và chính trưởng nhóm đă ra lệnh giết ông Khashoggi ngay mà không xin ư kiến cấp trên.
Thổ Nhĩ Kỳ không hài ḷng với kết quả điều tra của Viện công tố Ả-rập Saudi đưa ra. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ công nhận đó là bước tiến tích cực, nhưng cho rằng những lời giải thích của Riyad là chưa đủ.
Bởi v́ theo nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, không phải là vụ sát hại được quyết định tại chỗ ở Istanbul, mà đă được quyết định từ trước đó rất lâu và những người chỉ đạo vụ sát hại là những quan chức cấp rất cao của Hoàng gia Ả-rập Saudi.
Erdogan có thể phải bớt thân thiện Putin để đổi lấy quà của Trump
Thổ Nhĩ Kỳ muốn buộc chính quyền Riyadh phải thừa nhận trách nhiệm trong vụ giết người và đó là lư do khiến báo chí Thổ Nhĩ Kỳ thân chính phủ tiếp cận được thông tin ṛ rỉ từ cuộc điều tra của t́nh báo Mỹ và hàng ngày đăng tải.
Ankara được cho là nhân cơ hội này buộc Washington phải mạnh tay với Riyadh để công bằng với Ankara, hoặc phải thay đổi quan điểm và cách hành xử với Ankara trong vấn đề nhân quyền hay thủ tiêu chính trị, vốn gây ra khủng hoảng Mỹ-Thổ...
Khi CIA hé lộ kết luận Thái tử Mohammed bin Salman có liên quan trực tiếp đến vụ Khashoggi sẽ phần nào đáp ứng kỳ vọng của Ankara, nhưng CIA chưa chính thức ra thông cáo th́ mọi việc vẫn ở phía trước.
Chính điều này khiến Ankara phải kết hợp nhiều hơn, thậm chí phải có những đánh đổi - nhất là về chính trị và ngoại giao quốc tế như trong vấn đề trừng phạt Iran, quan hệ với Nga hay vấn đề Syria - để mong CIA sớm công bố kết luận cuối cùng.
Thứ hai, tạo đ̣n bập bênh với Ả-rập Saudi khi nguy cơ bị siết trừng phạt đă hiển hiện, cộng hưởng với việc hồi tố Riyadh trong vụ 11/9 làm rối loạn Hoàng gia Ả-rập, từ đó buộc Riyadh không thể tiếp tục có những chuyển động lệch pha Mỹ.
Xin nhắc lại một sự kiện trong cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh hồi tháng 6/2017, khi t́nh h́nh có vẻ lắng dịu bởi hai bên đă có cơ sở ngồi lại với nhau để thương lượng về mất mát, thiệt hơn sau khi Qatar yêu cầu "liên minh phong toả" bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, “người Trung Đông tính không bằng người Mỹ tính”, khi CNN bỗng dưng cho công bố những thông tin “bí mật chết người”, mà từ đó có thể t́m ra căn nguyên của cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh.
Tài liệu CNN công bố là Thỏa thuận Riyadh được kư vào ngày 23/11/2013, giữa Ả-rậpSaudi, Qatar và Kuwait, và Thoả thuận Riyadh mở rộng kư ngày 16/11/2014 giữa Ả-rập Saudi, Qatar,Kuwait, Bahrain và UAE.
Hoàng gia Ả-rập Saudi sẽ phải bằng mọi giá để cứu sự nghiệp của Thái tử Mohammed bin Salman và đó là cơ hội của Washington
Nếu chiếu theo các thoả thuận Riyadh th́ cả Qatar và "liên minh phong toả" đều có thể bị Mỹ trừng phạt và v́ vậy các bên đă giấu nhẹm với lư do nhạy cảm và riêng tư. Song người Mỹ đă bật mí, nhưng lại là CNN chứ không phải giới chức Mỹ tiết lộ.
Từ sau sự kiện đó, cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh không thể được tháo gỡ, chỉ lắng dịu nhờ "yếu tố Mỹ" và đương nhiên gắn liền với lợi ích Mỹ. Nay đến vụ Khashoggi, CIA chưa công bố kết luận mà The Washington Post đă đang tải.
Trước việc lặp lại "có tính tất nhiên" này, dư luận hoài nghi việc để truyền thông tiết lộ thông tin dạng bí mật quốc gia dường như là tính toán của Washington. Vậy với vụ Khashoggi, "The Washington Post cầm đèn chạy trước CIA", Mỹ mưu tính ǵ?
Theo giới phân tích, việc đưa CIA "đưa gậy" cho The Washington Post giơ lên là sự cảnh báo với Riyadh về những ǵ phải đánh đổi để cây gậy Mỹ không nện xuống hay nện xuống với công lực yếu nhất.
Bởi nếu để CIA công bố ngay th́ sẽ phải trừng phạt ngay, lúc này chiêu tṛ tạo đ̣n bập bênh lợi ích sẽ không thể thực hiện được nữa, trong khi mục đích áp trừng phạt của Mỹ luôn là "lợi ích của ḿnh quan trọng hơn thiệt hại của đối phương".
Tuy nhiên, khi đă áp trừng phạt th́ đối phương có thể thiệt hại lớn nhưng lợi ích của Mỹ th́ có thể chẳng bao nhiêu. V́ vậy, cứ "dứ cây gậy ra" cho đối phương biết và sợ th́ sẽ đảm bảo được việc gia tăng lợi ích Mỹ.
Với Riyadh, những ǵ phải thực hiện ngay để cây gậy Mỹ không nện xuống, có thể nhận diện là hiện thực hoá càng sớm càng tốt Thoả thuận 350 tỷ USD, tạm dừng mua S-400 của Nga, không bắt tay Nga-Trung t́m cách rời bỏ USD.
Riyadh phải hạn chế tối đa vận dụng cơ chế trong-ngoài OPEC thao túng thị trường dầu mỏ thế giới, làm hỏng kế hoạch trừng phạt Iran và đặc biệt là phải tập trung thúc đẩy nhanh việc thành lập "NATO Ả-rập" để giúp Mỹ bán thêm vũ khí ở Trung Đông.
Rơ ràng, CIA cố t́nh mập mờ về kết luận vụ Khashoggi, để The Washington Post "cầm đèn chạy trước CIA", là ư đồ của Washington, khai thác tối đa hiệu ứng từ cái chết của nhà báo Khashoggi cho gia tăng lợi ích Mỹ, nhất là từ đồng minh chiến lược.