Hùng Ba (Xiong Bo), tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam gọi "cái bẫy" là "thuyết âm mưu của phương Tây về Sáng kiến Vành đai Con đường, và khẳng định thêm nguyên tắc hợp tác của sáng viên là bình đẳng, cùng có lợi. Và rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 4 năm nay cho biết trong 5 năm qua, hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế đã tham gia BRI.
Đại sứ Trung Quốc Hùng Bá (thứ 2, phải vào) từng là Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia
Hôm 14/11, các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc và Học viện Ngoại giao Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo "Sáng kiến Vành đai Con đường và Hợp tác Việt - Trung" lần thứ hai với hơn 80 đại biểu của hai nước tham dự.
Sự kiện được vinh dự tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm ra đời Sáng kiến Vành đai Con đường, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Truyền thông trong nước ít đưa tin về sự kiện này, trong số ít thì có *********, với tiêu đề "Việt-Trung nêu trở ngại về lòng tin khi hợp tác Vành đai Con đường."
********* dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã nói tại buổi hội thảo rằng:
"Niềm tin là vấn đề rất quan trọng, khi các tầng lớp xã hội chưa hiểu hết về hợp tác của Việt Nam và Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai Con đường.
"Con đường tơ lụa trên biển nằm trong Sáng kiến đi qua Biển Đông, là vùng biển quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh và phát triển của Việt Nam, cũng như hoà bình, ổn định ở khu vực.
"Vì thế Việt Nam và Trung Quốc cần xử lý bất đồng ở Biển Đông, giúp cải thiện được niềm tin của người dân."
Phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ phát biểu tại China-ASEAN Expo lần thứ 15 tại Nam Ninh, Trung Quốc hồi tháng 9
Ông Cường còn nêu thêm rằng các Đông Nam Á vẫn còn nhiều nghi ngại với các dự án thuộc BRI, vì lo ngại "bẫy nợ" của Trung Quốc.
Trong khi đó, theo Tân Hoa Xã, thì các quan chức Việt Nam khen ngợi những thành tựu thực tế của Sáng kiến Vành đai và Con đường trong suốt 5 năm qua và đã trở thành một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng phát biểu khai mạc hội thảo rằng trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, Việt Nam và Trung Quốc đều có nhu cầu to lớn trong việc xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết, cùng thúc đẩy hợp tác để duy trì hòa bình, ổn định, đóng góp vào sự thịnh vượng chung.
Bẫy nợ là thuyết âm mưu của phương Tây?
Hùng Ba (Xiong Bo), tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam gọi "cái bẫy" là "thuyết âm mưu của phương Tây về Sáng kiến Vành đai Con đường, theo *********.
Ông Hùng Ba khẳng định nguyên tắc hợp tác của sáng viên là bình đẳng, cùng có lợi. Và rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 4 năm nay cho biết trong 5 năm qua, hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế đã tham gia BRI. Trung Quốc đã cam kết đổ 126 tỷ USD vào sáng kiến.
Ông nhắc đến việc hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa "Hai hành lang, một vòng tròn kinh tế" với sáng kiến "Vành đai và Con đường" khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam vào 11/2017.
"Từ đầu năm, lãnh đạo cấp cao Việt - Trung nhấn mạnh hợp tác kết nối, thời gian tới cần thực hiện tốt việc này," ông Hùng Ba nói.
Hồ Chính Dược, Phó chủ tịch Hiệp hội Ngoại giao công chúng Trung Quốc, nguyên trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, cũng nói Bắc Kinh hiểu rõ "lo lắng của các nước ASEAN" về bẫy nợ.
Ông Hồ Chính Dược khẳng định sáng kiến dựa trên năm nguyên tắc: bình đẳng cùng có lợi; mục tiêu hợp tác cùng thắng; tôn chỉ mở cửa bao dung; con đường kết nối phát triển; cơ sở pháp chế quy phạm.
Ông Hồ Chính Dược đề nghị "Trung Quốc và Việt Nam tăng cường trao đổi để xử lý các vấn đề còn tồn tại," theo *********.
Về tình hình cuộc chiến thương mại, các quan chức Trung Quốc nói hiện cuộc chiến vẫn đang được kiềm chế, với 5 vòng đàm phán hai bên.
Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối tháng 11.
Tuần này, ông Tập đã tới Papua New Guinea dự hội nghị APEC, sự kiện có Phó TT Mỹ Mike Pence tham gia.(BBC)