Trung Quốc khoe khoang tiêm kích J-10B. Nhưng chuyên gia Anh nghi ngờ tính hiệu quả của nó. Tại sao vậy?
Một phiên bản nâng cấp sử dụng động cơ mới của tiêm kích hạng nhẹ J-10B vừa phô diễn khả năng cơ động của ḿnh tại Triển lăm Hàng không quốc tế Chu Hải.
Chiếc J-10B với động cơ WS-10 Thái Hành có hệ thống kiểm soát vector đẩy (TVC) đă tŕnh diễn kĩ thuật bay đổi hướng nhanh cùng với “Hổ mang bành” (hướng mũi máy bay thẳng đứng) trong triển lăm.
Một trung tá quân đội Trung Quốc khẳng định những ǵ J-10B thể hiện cho thấy nước này đă có thể sản xuất được động cơ vector đẩy tiên tiến cho chiến đấu cơ của ḿnh, qua đó đem lại lợi thế cho không quân.
Công nghệ động cơ là điểm yếu trong chương tŕnh phát triển máy bay chiến đấu của Bắc Kinh, nên trong nhiều năm nước này luôn phải nhập khẩu. Kể cả J-20, mẫu máy bay được quảng bá là tiêm kích tàng h́nh tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, cũng đang dùng AL-31 Saturn Nga. WS-15 thiết kế riêng cho J-20 vừa thất bại trong các bài kiểm tra độ tin cậy tổng thể.
Nhưng theo nhà b́nh luận quân sự Tống Trung B́nh, màn tŕnh diễn ấn tượng của J-10B là dấu hiệu lạc quan cho nỗ lực phát triển công nghệ chiến đấu cơ mà cường quốc châu Á đang thực hiện.
“Hệ thống kiểm soát ṿi phun TVC lẫn tổng thể tiêm kích nay trở nên phức tạp hơn nhiều, và bài bay thuận lợi trong triển lăm chứng minh rằng Trung Quốc đă giải quyết được vấn đề động cơ”, nhà b́nh luận Tống cho hay.
Chiến đấu cơ cần có tính cơ động cao để tránh những đ̣n tấn công của địch. Điều này đ̣i hỏi máy bay phải sở hữu một động cơ tinh vi, không chỉ cung cấp lực đẩy mà phải thay đổi được đường bay một cách nhanh chóng. TVC đáp ứng được yêu cầu này.
Chỉ một số ít máy bay chiến đấu trang bị TVC, bao gồm F-22 Mỹ, Su-30, Su-35 và Su-57 Nga. J-20 cùng FC-31 Trung Quốc không có hệ thống này.
J-10B dùng động cơ WS-10 Thái Hành có hệ thống kiểm soát vector đẩy (TVC) - Ảnh: Tân Hoa Xă
Trung Quốc là quốc gia đi sau trong phát triển TVC. Những chiếc J-10B mà quân đội nước này đang sử dụng không chưa tích hợp công nghệ này. H́nh ảnh về một phiên bản J-10B có TVC tự sản xuất bắt đầu xuất hiện trên mạng từ cuối năm 2017, và phải đến triển lăm Chu Hải lần này Bắc Kinh mới chính thức tŕnh làng.
Dù J-10B trang bị TVC có màn ra mắt thành công nhưng hiện vẫn c̣n quá sớm để thấy năng lực tấn công của không quân Trung Quốc được tăng cường. Theo nhà phân tích Chu Thần Minh: “Cần thời gian để đào tạo phi công cũng như phải tiến hành nhiều bài tập để sử dụng hệ thống mới đạt hiệu quả tối đa”.
Nhà nghiên cứu Justin Bronk thuộc Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh (RUSI) thừa nhận TVC giúp tăng tính cơ động của J-10B. Tuy vậy ông nói thêm rằng nhiều nước phương Tây đều nhận định dùng công nghệ này để có lợi thế trong chiến đấu là không đáng, tốn nhiều chi phí và phức tạp v́ không ít tên lửa pḥng không hiện tại đều có khả năng khóa mục tiêu cũng như thay đổi đường bay.