Thuyết âm mưu khiến Michelle Obama không bao giờ tha thứ cho Trump được vietbf chia sẻ dưới đây. Sau đó chính tổng thống Mỹ tuyên bố không bao giờ tha thứ cho người tiền nhiệm. Nhiều tiết lộ gây rúng động và tranh căi được tiết lộ trong cuốn hồi kư của bà Obama.
Tổng thống Mỹ Trump (phải) và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama. Ảnh: CNN.
Trong cuốn hồi kư "Becoming" ra mắt vào ngày 13/11, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama chỉ trích Trump v́ đă lan truyền thuyết âm mưu rằng Obama không sinh ra tại Mỹ nên không đủ điều kiện làm tổng thống. "Sẽ ra sao nếu một người tâm thần bất ổn nạp đạn vào súng và lái xe tới Washington? Chuyện ǵ xảy ra nếu kẻ đó đi t́m các con gái tôi?" bà viết. "Tôi không bao giờ tha thứ cho ông ta".
Barack Obama sinh ngày 4/8/1961 tại bệnh viện phụ sản Kapi'olani ở Honolulu, Hawaii, có mẹ là người Mỹ c̣n bố là người Kenya du học tại Mỹ. Bố mẹ Obama ly hôn vào năm 1964. Năm 1967, mẹ ông kết hôn với sinh viên người Indonesia, Lolo Soetoro và gia đ́nh sau đó chuyển tới Jakarta. Khi lên 10 tuổi, Obama trở về Hawaii để sống với ông bà ngoại.
Năm 2008, khi Obama tranh cử tổng thống Mỹ, các tin đồn về nơi sinh của Obama xuất hiện trên các trang web bảo thủ và được một số người ủng hộ Hillary Clinton (đối thủ của Obama trong cuộc chạy đua ở đảng Dân chủ) lan truyền bằng email nặc danh.
Tin đồn phổ biến nhất là Obama được sinh ra ở Kenya chứ không phải Mỹ nên không đủ tiêu chuẩn làm tổng thống theo quy định của hiến pháp. Một số trang đưa tin rằng Sarah Obama, bà của Obama, đă nói trong một cuộc điện thoại rằng bà có mặt khi Obama được sinh ra ở Kenya. Tuy nhiên, Sarah đă bác bỏ điều này.
Người chuyên lan truyền thuyết âm mưu chính trị Orly Taitz tháng 2/2009 công bố giấy khai sinh cho thấy Obama sinh ra ở Kenya nhưng tài liệu này sau đó bị chứng ḿnh là giả. Giấy khai sinh này đề nước cấp là Cộng ḥa Kenya nhưng thực tế Kenya c̣n là thuộc địa của Anh đến năm 1963.
Ngoài ra, có thuyết âm mưu rằng Obama đă theo quốc tịch Indonesia từ khi c̣n bé và đă mất quốc tịch Mỹ. Một số người chứng minh lập luận này bằng cách dẫn chứng rằng Obama từng đi Pakistan năm 1981, thời điểm có lệnh cấm người mang hộ chiếu Mỹ vào nước đó, chứng tỏ Obama đă dùng hộ chiếu không phải của Mỹ. Thực tế là không có lệnh cấm nào như vậy vào năm đó.
Tuy các thuyết âm mưu được chứng minh là khó tin, tháng 12/2008, sau khi Obama đắc cử tổng thống, ít nhất 17 đơn kiện đă được tŕnh lên ṭa ở các bang bao gồm Bắc Carolina, Ohio và Washington để yêu cầu xem xét lại nơi sinh của ông. Tuy nhiên, tất cả đơn kiện đều bị bác bỏ.
Công bố giấy khai sinh
Tháng 6/2008, chiến dịch của Obama phản ứng với những tin đồn bằng cách công bố h́nh ảnh giấy khai sinh bản ngắn gọn. Đây là tài liệu trích từ cơ sở dữ liệu được Sở Y tế Hawaii xác nhận nhưng không phải là giấy khai sinh gốc. V́ vậy, tài liệu này đă không thể dập tắt những tin đồn.
Nhà Trắng tháng 4/2011 công bố giấy khai sinh gốc có dấu xác nhận của các quan chức bang Hawaii và chữ kư của cha mẹ ông. Tài liệu này vốn được giữ tại một trung tâm của Hawaii kể từ khi ông chào đời năm 1961.
Obama mô tả việc công bố giấy khai sinh chưa từng có tiền lệ là nỗ lực nhằm giúp nước Mỹ tránh một cuộc tranh căi chính trị vô bổ. "Chúng ta không có thời gian cho sự ngớ ngẩn này. Chúng ta có những vấn đề phải giải quyết và cần tập trung vào chúng chứ không phải việc này".
Giấy khai sinh gốc của Obama. Ảnh: Politico.
Trump và thuyết âm mưu
Trump là một trong số những người đă nhiều lần thúc đẩy thuyết âm mưu về nơi sinh của Obama. Tháng 3/2011, trong một cuộc phỏng vấn trên chương tŕnh Good Morning America, Trump nói rằng ông hoài nghi về Obama và cho biết không ai ở Hawaii biết Obama từ hồi thơ ấu. Biên tập viên của CNN Suzanne Malveaux sau đó phản bác vấn đề này, nói rằng bà từng đến Hawaii và phỏng vấn một số người biết Obama từ khi ông c̣n bé.
Sau đó, Trump xuất hiện trên chương tŕnh talk show The View, lặp đi lặp lại rằng: "Tôi muốn Obama công khai giấy khai sinh gốc". Ông suy đoán rằng "có điều ǵ đó trên giấy khai sinh mà Obama không thích". Tỷ phú nhấn mạnh ông sẽ tiếp tục nhắc đến vấn đề này cho đến khi Obama đưa ra bằng chứng.
Khi Obama công khai giấy khai sinh gốc vào ngày 27/4/2011, Trump cho rằng ḿnh đă có công đưa tranh căi này đến hồi kết. "Tôi thực sự vinh dự và tự hào rằng tôi đă có thể làm điều mà không ai khác có thể làm", ông nói.
Tháng 9/2016, với tư cách là ứng viên tổng thống đảng Cộng ḥa, Trump thừa nhận rằng "Tổng thống Barack Obama được sinh ra ở Mỹ". Trump cũng cáo buộc Hillary Clinton, đối thủ của ông, chính là người đă khởi xướng thuyết âm mưu. Tuy nhiên, trong khi những người đă làm vậy là cử tri ủng hộ Clinton, không có bằng chứng nào cho thấy Clinton hay chiến dịch của bà từng bày tỏ nghi ngờ về nơi sinh của Obama.
Những ồn ào xoay quanh thuyết âm mưu đôi khi trở thành chủ đề nói đùa của Obama. Tại bữa tiệc tối năm 2010 dành cho phóng viên Nhà Trắng, Obama nói rằng có rất ít điều trong cuộc sống khó t́m và đáng giữ ǵn hơn t́nh yêu. "À vâng, t́nh yêu, và cả giấy khai sinh nữa", ông nói, khiến khán giả bật cười.
Năm 2011, chiến dịch tái tranh cử của Obama bán cốc có h́nh ông, giấy khai sinh và ḍng chữ "Ra đời tại Mỹ".
"Thực sự không có cách nào để làm cho thuyết âm mưu về nơi sinh của Tổng thống Obama hoàn toàn biến mất, v́ vậy chúng tôi có thể dùng nó để gây cười", chiến dịch của ông ra thông cáo.