Nga ra sức ngăn cản Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF. Nếu Tổng thống Donald Trump quyết định Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước INF có thể sẽ khiến Nga đứng trước nhiều khó khăn, một trong số đó là nguy cơ hệ thống phản đ̣n hạt nhân tự động "Bàn tay Thần chết". Nó sẽ trở nên vô dụng, không thể đối phó hiệu quả trước các đ̣n tấn công của Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Ngôi sao” của Nga, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (1994-1996), Thượng tướng Viktor Esin, đă đưa ra lời giải thích tại sao hệ thống phản đ̣n hạt nhân tự động "Perimeter" lại có thể vô dụng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Theo ông Esin, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn INF, hệ thống phản đ̣n hạt nhân tự động "Perimeter", được phương Tây biết đến với tên gọi Dead Hand - "Bàn tay thần chết", có thể sẽ mất hiệu lực.
Tuy nhiên, ông lưu ư rằng, hệ thống này đang hoạt động và vẫn được nâng cấp. "Nhưng khi hệ thống này hoạt động, với con số phương tiện c̣n lại khiêm tốn, chúng ta chỉ có thể phóng những tên lửa tồn tại sau cuộc tấn công đầu tiên của đối thủ", ông Esin nhấn mạnh.
Hoa Kỳ sẽ có thể đạt được điều đó nếu họ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung ở châu Âu, một việc làm vi phạm hiệp ước INF. Nhờ hệ thống tên lửa đó, họ sẽ có thể tiêu diệt hầu hết các tên lửa ở phía châu Âu của Nga, và chặn các tên lửa ở phần c̣n lại bằng hệ thống pḥng thủ tên lửa, Thượng tướng lưu ư.
Ông Esin nhấn mạnh rằng trong điều kiện hiện tại, Nga sẽ phải sửa lại học thuyết quân sự và đẩy nhanh việc sản xuất tên lửa tầm trung. Theo ư kiến của ông, trên cơ sở tên lửa 3 tầng Yars, th́ việc này có thể được thực hiện trong một thời gian ngắn.
"Nhưng thành thật mà nói, chúng ta vẫn chưa có phản ứng hiệu quả với các tên lửa tầm trung ở châu Âu. Nếu Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa ở châu Âu, chúng ta sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ học thuyết pḥng thủ và chuyển sang học thuyết tấn công", ông Esin khẳng định.
Đồng thời, ông cho rằng Nga nên tập trung vào việc phát triển vũ khí siêu thanh, loại vũ khí mà phương Tây hiện chưa có lời giải.
"Tuy nhiên vấn đề chính theo như tôi thấy, là sẽ phải xây dựng các vũ khí siêu thanh để có thể phản ứng với kẻ thù ngay lập tức. Càng có nhiều vũ khí hăm dọa, th́ xung đột quân sự càng ít có khả năng xảy ra", ông Esin kết luận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Vào cuối tháng 10 vừa qua, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn INF. Nhà lănh đạo Hoa Kỳ cho biết, Mỹ sẽ tăng tiềm năng hạt nhân của ḿnh cho đến khi các nước c̣n lại "cảm thấy được điều đó", và chỉ khi đó Washington mới sẵn sàng để dừng quá tŕnh này và cắt giảm vũ khí. Tổng thống Mỹ giải thích rằng thông điệp này chủ yếu hướng đến Trung Quốc và Nga.
"Perimeter" là một tổ hợp hoàn toàn tự động dành cho kiểm soát cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ, do Liên Xô thiết kế trong Chiến tranh Lạnh như là biện pháp pḥng vệ cuối cùng chống lại kẻ xâm lược. Nó được thiết kế để bảo đảm rằng, ngay cả khi các cơ quan đầu năo bị hủy diệt bởi đ̣n đánh đầu tiên, Liên Xô vẫn có khả năng trả đũa để khiến đối thủ cũng bị hủy diệt theo. Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động năm 1985, trải qua hàng thập kỷ, Perimeter đă được Nga thử nghiệm và nâng cấp nhiều lần