Sau khi chính thức rời Hiệp ước INF, Lầu Năm Góc cho biết không có bất cứ kế hoạch triển khai tên lửa nào đến châu Âu.
Tên lửa MGM-31 Pershing II.
Quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc tuyên bố: "Việc Nga cáo buộc Mỹ bắt đầu cuộc chạy vũ trang mới là không có cơ sở. Chỉ có một bên chạy đua và đó là Moscow, họ đă chế tạo nhiều tên lửa trong 5 năm qua. Chúng tôi không có kế hoạch đưa thêm tên lửa tới châu Âu".
Diều đặc biệt là ngay sau tuyên bố của ḿnh, vị quan chức này đă nói rằng không loại bỏ khả năng Washington triển khai thêm các hệ thống tên lửa tới châu Âu trong tương lai nếu cảm thấy thực sự cần thiết.
Và khả năng Mỹ triển khai tên lửa đến châu Âu cũng đă được tạp chí Defense News nói đến trong bài viết hồi giữa năm 2018, chính quyền của Tổng thống Trump đang cân nhắc triển khai tên lửa hành tŕnh tầm xa trên mặt đất tại châu Âu - loại tên lửa có tầm bắn khoảng 2.500 km hoặc xa hơn.
Để thực hiện kế hoạch của ḿnh, chính quyền của Tổng thống Mỹ, Donald Trump đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở châu Âu, đồng thời xem xét việc cải thiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Dù nguồn tin không nêu rơ khi nào kế hoạch sẽ được thực hiện và những loại tên lửa nào sẽ được triển khai, song cho biết mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao khả năng phá hủy vũ khí của Nga. Trong trường hợp cần thiết, hệ thống tên lửa của Mỹ có thể chủ động tấn công các cơ sở quân sự trên lănh thổ Nga.
Nói về kế hoạch triển khai tên lửa của Mỹ, hăng Sputnik dẫn một số nguồn tin quân sự cho rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ tái triển khai hệ thống Tomahawk phóng từ mặt đất định danh BGM-109 Gryphon đă được giải trừ từ năm 1991 do Hiệp ước INF.
Và rất có thể, vũ khí này sẽ được tái triển khai sau khi Mỹ chính thức rời INF như tuyên bố của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, ngoài BGM-109 Gryphon, một loại tên lửa c̣n đáng sợ hơn nữa cũng có thể sẽ được Mỹ tái triển khai chính là MGM-31 Pershing II.
Công nghệ nổi bật của tên lửa đạn đạo Pershing II nằm ở radar video, nó truyền sóng vô tuyến vào khu vực mục tiêu rồi mă hóa dữ liệu thành 2 bit điểm ảnh. Bộ vi xử lư sẽ so sánh h́nh ảnh do radar nhận được với dữ liệu mà máy tính nạp vào tên lửa trước khi phóng để dẫn đường.
Quá tŕnh so khớp ảnh diễn ra liên tục đến khi tên lửa lao trúng đích. Công nghệ này giúp cho Pershing II có sai số chỉ khoảng 30 m. Trong trường hợp radar không hoạt động, tên lửa vẫn có thể đến đích nhờ hệ thống dẫn đường quán tính nhưng độ chính xác không cao.
Khi được Mỹ triển khai tại Tây Đức vào năm 1983, MGM-31 Pershing II đă khiến Liên Xô phải mất ăn mất ngủ v́ nó chỉ cần 10 phút là bay tới Moscow. Tuy nhiên do hiệu lực của Hiệp ước cắt giảm tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung INF, MGM-31 đă bị rút khỏi trang bị vào năm 1988 và nay vũ khí khủng khiếp này có thể sẽ được Mỹ tái sinh khi nước này chính thức rời khỏi INF.
Therealrtz © VietBF