Một người phụ nữ, Trương Thị Quyền với tư cách chủ nhà hàng ẩm thực Việt Nam rất nổi tiếng tại Thủ đô Bruxelles. Bên cạnh việc làm kinh tế, chị Quyền đă thành công với việc đưa ẩm thực Việt đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Nhưng nỗi khắc khoải về nguồn cội đă thôi thúc chị Trương Thị Quyền, chủ nhà hàng Việt danh tiếng tại Bỉ, quyết định ngừng kinh doanh để t́m về nguồn cội.
Chị Trương Thị Quyền, chủ nhà hàng Little Asia tại Bỉ, người đă từng tạo nên "cơn sốt" về món ăn Việt tại Bỉ.
Nhà hàng Việt Nam nổi tiếng tại thủ đô Brussels (Bỉ) - Little Asia - đang được rao bán.
Chủ nhà hàng, chị Trương Thị Quyền (47 tuổi) đă quyết định dừng câu chuyện kỳ tích về một phụ nữ nhập cư thành danh từ đôi bàn tay trắng. “Song với những nỗ lực và công sức bỏ ra, 20 năm trời tôi đă để tâm hồn ḿnh bị lăng quên. Nó vẫn nằm đâu đó ở Việt Nam”.
“Cuối cùng, tôi cũng muốn biết ḿnh là ai”, chị Quyền bộc bạch.
Những người quen chị có thể mạo muội nghĩ rằng chị chắc chắn biết điều đó. Là chủ một trong những nhà hàng Việt Nam được đánh giá tinh tế nhất tại Bỉ và theo một số người là của cả vùng Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), chị Quyền được mệnh danh là một nghệ nhân về ẩm thực và là nữ sứ giả ẩm thực Việt Nam tại Bỉ. Từ thân phận là con một thuyền nhân Việt Nam theo gia đ́nh sang Bỉ định cư vào năm 1986, chị Quyền đă vươn lên trở thành một doanh nhân thành đạt tại Bỉ. Không những vậy, chị c̣n là bà mẹ thành công: con trai chị hiện là một kỹ sư và con gái chị đang hoàn thành chương tŕnh cao học về thiết kế nội thất.
“Đúng, song đó chỉ là bề nổi”, chị Quyên chia sẻ. “Kể từ khi cùng mẹ và các anh chị em tôi sang Bỉ lúc 15 tuổi, năm năm khi bố tôi đến Bỉ theo diện thuyền nhân, tôi luôn bận tâm về vẻ bọc bên ngoài. Chúng tôi cần phải thành công, phải thích nghi, học tiếng Hà Lan, làm việc chăm chỉ và không được gục ngă. Các con của tôi cũng vậy. Chúng cũng phải theo học các lớp piano và tennis cho bằng chúng bạn cùng lớp.”
Chị Trương Thị Quyền, chủ nhà hàng Little Asia tại Bỉ, người đă từng tạo nên "cơn sốt" về món ăn Việt tại Bỉ.
Sức ép đó đă khiến chị Quyền lo sợ, song chính sự sợ hăi đó đă góp phần đưa chị tiến lên những nấc thang cao hơn trong xă hội.
“Tôi c̣n nhớ lúc 18 tuổi khi nộp đơn xin quốc tịch Bỉ tôi đă vô cùng sợ hăi có thể bị khước từ. Trên thực tế, tôi đă phấn đấu hết ḿnh để có thể được nhập tịch và sự hăng say đó đă đem lại cho tôi rất nhiều. Song hiện tại tôi cảm thấy chán chường khi phải gồng ḿnh như vậy. Tôi muốn lại được hoà ḿnh với những người tôi đă từng sống cùng trước khi rời bỏ quê hương.”
Và đó chính là lư do hiện nay nhà hàng Việt nổi tiếng, đầy phong cách Little Asia được rao bán. Đến ngày 23/12/2018 nhà hàng sẽ chính thức ngừng hoạt động sau 20 năm mở cửa, thông điệp này đă được bà chủ nhà hàng chia sẻ trên Facebook.
Có một vài nguyên nhân khách quan đằng sau quyết định này. 95% khách hàng của nhà hàng là người vùng Flanders, do vậy Little Asia đă gặp nhiều khó khăn hơn kể từ sau vụ khủng bố xảy ra tại thủ đô Brussels vào tháng 3/2016.
Ngoài ra c̣n những nguyên nhân sâu thẳm bên trong. “Trong ḷng bà ta luôn có sự giằng co đă làm cạn kiệt nguồn năng lượng của ḿnh”, nhà báo Chris De Stroop, tác giả cuốn sách về câu chuyện cuộc đời chị Trương Thị Quyền, phân tích.
Có lẽ, câu chuyện chia tay Little Asia khởi nguồn từ câu hỏi đơn giản “Cội nguồn của chị là ở đâu?” mà nhà làm phim Martin Heylen đă đặt cho chị Quyền trong chương tŕnh “Heylen en de herkomst” (Heylen và cội nguồn) vào năm 2015. “Tôi thực sự không biết”, chị Quyền đáp. “Mẹ tôi sang Bỉ lúc bà 38 tuổi, bà đă không thể thích nghi với cuộc sống nơi đây. Và khi bà đă an phận ở Bỉ, tôi cứ chắc ḿnh cũng vậy. Song hoá ra không phải vậy. Gốc rễ của tôi đă trải rộng. Ở đây tôi nhớ Việt Nam, và khi ở Việt Nam tôi nhớ nhà hàng, khách hàng và cuộc sống của ḿnh ở Bỉ.”
Chị Quyền đă nhận ra điều này khi quay trở về t́m lại bạn bè và gia đ́nh của ḿnh trong ngôi làng đă từng sinh sống. Công việc mà nhiều năm trời chị đă không có thời gian để thực hiện. Những cuộc hội ngộ đă gợi mở. "Người yêu thủa ấu thơ mà tôi gặp lại càng cho thấy điều đó. 'Bạn trở nên cứng rắn quá', người ta nói với tôi như vậy. Tôi là một doanh nhân phương Tây hoạt bát. C̣n người phụ nữ Việt Nam thường nhẹ nhàng, kín đáo và nhu ḿ. Tôi đă được nuôi dưỡng như vậy song phần con người đó trong tôi đă phôi phai khi ở Bỉ.
Tôi tự hào về thành công của ḿnh, song so với chúng bạn của ḿnh và người yêu thời thiếu nữ tôi cảm thấy mắc cỡ v́ tôi không c̣n là con người mà họ đă từng biết. V́ thế, tôi hy vọng sau khi đóng cửa nhà hàng tôi sẽ t́m thấy được sự cân bằng hơn. Có nhiều người đă trở về quá muộn khi bạn bè và gia đ́nh không c̣n nữa”, chị Quyền giăi bày.
Song chị Quyền chưa có ư định hồi hương hay có một kế hoạch nào chắc chắn v́ chị không muốn nóng vội mà chậm răi kiếm t́m.
“Sau khi đóng cửa nhà hàng, tôi sẽ quay trở về Việt Nam hai tháng. Các con tôi vui v́ mẹ ḿnh cuối cuối cùng dành thời gian cho chính bản thân”, chị Quyền tâm sự.
Ở Việt Nam, chị Quyền muốn học cách sống chậm, từ cách ăn, nói, đi lại. Song điều ǵ sẽ diễn ra tiếp theo sẽ do sự sắp đặt của số phận. “Liệu tôi có t́m được việc ở Việt Nam không hay tôi sẽ quay trở lại Bỉ? Liệu tôi có cảm thấy hạnh phúc hơn ở quê hương của chính ḿnh? Tôi t́m kiếm sự ấm cúng và các mối quan hệ xă hội mà v́ công việc của ḿnh tôi đă bỏ lỡ. Tôi có thể t́m thấy điều đó ở Việt Nam không hay vẫn là ở đây? Hay là ở hai nơi? Hiện nay tôi chưa có lời giải cho câu hỏi này”, chị Quyền nói.
Thông điệp mà chị Quyền muốn nhắn gửi, đó là: “Không ai có thể cứ thế rời bỏ quê hương, và sự thành công vật chất hay trong xă hội dù có cũng không thể khoả lấp nỗi ḷng của những người ra đi với vết thương sâu trong ḷng”./.