Hiện nay các nước CHâu Phi đang sống dở chết dở với việc nợ nần liên quan tới TQ. Các nước này đă để cho TQ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để rồi phải nợ TQ những khoản tiền phải trả trong tương lai. Trước đây điều này đă từng được cảnh báo rất nhiều. BBC dẫn báo của Viện Nghiên cứu Nước ngoài (ODI) có trụ sở tại Anh, cho biết: “Gần 40% các nước châu Phi ở khu vực hạ Sahara đang đối diện với viễn cảnh gặp phải cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng. Mối quan hệ giữa các nước châu Phi và Trung Quốc thường được xem như một phần nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện trạng này.
Giới quan sát cho rằng những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do các công ty Trung Quốc triển khai ở châu Phi quá đắt đỏ và đặt lên vai các nước này các khoản nợ quá lớn, không có hy vọng hoàn trả.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng quan hệ kinh tế của họ với các nước châu Phi là đôi bên cùng có lợi và bác bỏ những nhận định rằng Bắc Kinh đang sử dụng những khoản nợ để gia tăng tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đă cảnh báo châu Phi có thể lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ mới, với số lượng các nước đối diện với mối đe dọa trên tăng gấp đôi trong 5 năm qua.
Ngân hàng Thế giới (WB) đă xếp 18 quốc gia vào nhóm rủi ro vỡ nợ cao khi tỉ lệ nợ so với GDP vượt quá mức 50%. Tổng số nợ nước ngoài của các quốc gia châu Phi là 417 tỷ USD, trong đó 20% tới từ Trung Quốc. Con số này giúp Bắc Kinh trở thành nước cho các quốc gia châu Phi vay nhiều nhất, khoảng 132 tỷ USD từ năm 2006 tới 2017.
Hầu hết các khoản Trung Quốc cho các nước châu Phi vay thường được chi vào các dự án cơ sở hạ tầng như xây đường xá, đường tàu hỏa, cảng biển. Vào năm 2015, nghiên cứu của đại học John Hopkins cho biết có 17 quốc gia châu Phi không có khả năng hoàn trả các khoản nợ Trung Quốc, trong đó Djibouti, Cộng ḥa Congo, Zambia là 3 quốc gia đối diện nguy cơ vỡ nợ cao nhất. Vào năm 2017, tổng nợ của Zambia là 8,7 tỷ USD trong đó 6,4 tỷ USD là vay từ Trung Quốc. Tại Djibouti, 77% tổng nợ của quốc gia này từ Trung Quốc. Tại Cộng ḥa Congo, nghiên cứu của đại học Mỹ ước tính nước này nợ Tủng Quốc 7 tỷ USD.
So sánh với những bên cho các nước châu Phi vay nợ như IMF, WB, các khoản cho vay từ Trung Quốc thường được triển khai nhanh hơn với ít các điều kiện ràng buộc hơn.
Mỹ đă nhiều lần chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc tại châu Phi. Hồi đầu năm nay, cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng chính sách cho vay của Trung Quốc tới các nước châu Phi “khuyến khích sự phụ thuộc, thực hiện các giao dịch tham nhũng và gây đe dọa tới nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
|