Theo tờ National Geographic, Tháng 11 này sẽ có 2 trận mưa sao Băng, trong đó có 3 cực đỉnh rơi vào ngày 5/11, 12/11 và 17/11. Ở Việt Nam đang là thời điểm trăng lưỡi liềm mỏng sẽ lặn sớm để lại bầu trời tối thuận lợi cho quan sát mưa sao băng.
Ngày 5/11 được dự báo là sẽ quan sát được cực đỉnh của trận mưa sao Băng đầu tiên trong tháng – mưa sao Băng Taurid (sao Kim Ngưu). Cực đỉnh đợt 1 này có tên là Nam Taurid.
Mưa sao băng. (Ảnh minh họa)
Mưa sao Băng Nam Taurid rơi với tần suất thấp – chưa đến 10 vệt/ giờ. Thời điểm quan sát tốt nhất là sau nửa đêm ở khu vực tối, không có vật che khuất tầm nh́n.
Trong khi đó, cực đỉnh của trận mưa sao Băng Bắc Taurid diễn ra vào cuối ngày 12/11 cho tới sáng ngày hôm sau. Những người quan sát ở địa điểm cách xa ánh đèn của thành phố có thể nh́n thấy khoảng 10-15 vệt sao/ giờ.
Sao Hỏa cũng nhanh chóng trở nên mờ hơn và nhỏ hơn trên bầu trời trong suốt tháng 11. Như vậy, các nhà quan sát bằng kính viễn vọng sẽ có tầm nh́n tốt nhất bề mặt hành tinh này trong vài tuần tới trước khi đĩa của nó co lại.
Theo giới chuyên môn, thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đăng. Sao băng xuất hiện từ phía cḥm sao Kim Ngưu, nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.
Trận mưa sao băng Leonids (Sư tử) diễn ra từ ngày 6 đến 30/11, cực đỉnh vào đêm 17 rạng sáng 18/11.
Mưa sao băng Sư tử có tần suất khoảng 15 vệt sao băng một giờ. Theo chu kỳ, cứ 33 năm sẽ bùng phát, có thể xuất hiện đến hàng trăm sao băng mỗi giờ trên bầu trời. Lần cao điểm gần nhất đă diễn ra năm 2001, báo ********* đưa tin.
Mưa sao băng Sư tử có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Tempel-Tuttle, được phát hiện năm 1865.
Ở trận mưa sao băng này thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đăng. Sao băng xuất hiện từ phía cḥm sao Sư tử (Leo), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.
VietBF © sưu tầm