Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 1/11, Trung Quốc ngang nhiên mở các trạm khí tượng trên 3 đảo nhân tạo mà họ bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Máy bay quân sự Shaanxi Y-8 xuất hiện trên đường băng tại căn cứ do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Xubi hồi tháng 4 (Ảnh: AMTI)
SCMP đưa tin, Trung Quốc ngày 31/10 đă ngang nhiên mở cửa các trạm khí tượng đặt trên Đá Chữ Thập, Đá Xubi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mặc dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 1/11 nói rằng các trạm khí tượng này sẽ được sử dụng nhằm đảm bảo an toàn hàng hải trên Biển Đông, song nhiều ư kiến cho rằng các trạm khí tượng này có thể dùng cho mục đích quân sự của Bắc Kinh.
Các trạm khí tượng bao gồm các thiết bị mặt đất cơ bản và thiết bị quan sát khí quyển cũng như các radar thời tiết nhằm theo dơi các chỉ số liên quan tới khí tượng. Trung Quốc nói rằng các dữ liệu thu được sẽ giúp đưa ra các thông tin dự báo thời tiết chuẩn xác hơn cung cấp cho các tàu đánh cá và tàu di chuyển trong khu vực.
Theo Taiwan News, dù thông báo của Trung Quốc nói rằng những trạm khí tượng trên nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường, nhưng trên thực tế việc bảo vệ hệ sinh thái trên Biển Đông dường như không phải là điều họ quá quan tâm. Phán quyết năm 2016 của Ṭa án Trọng tài Thường trực ở Lahay (Hà Lan) nói rằng Trung Quốc đă gây nhiều tổn hại cho các rạn san hô ở Biển Đông với việc bồi đắp phi pháp đảo nhân tạo phục vụ cho tham vọng quân sự.
Từ năm 2013 tới 2016, Trung Quốc đă ngang nhiên bồi đắp trên 7 rạn san hô. Bắc Kinh bắt đầu xây dựng trái phép các công tŕnh như các sân bay có thể sử dụng cho các máy bay thương mại lớn như Boeing 737, Airbus A310, các bến tàu, hải đăng, các trạm viễn thông, trạm năng lượng mặt trời, bệnh viện, thậm chí là cơ sở thể thao.
Trung Quốc cũng triển khai quân đội trên khu vực bồi đắp trái phép cùng các hệ thống radar quân sự, nhà chứa máy bay, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, các loại tên lửa đất đối không, chống hạm.
Cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ đă lên án hành vi quân sự hóa đi ngược lại luật lệ quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông. Hải quân Mỹ đă thường xuyên điều tàu chiến thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.
VietBF © sưu tầm