Chính quyền Trung Quốc gọi đó là chương tŕnh quyên tạng tự nguyện của các tù nhân. Tuy nhiên các thượng nghị sỹ Australia bày tỏ hoài nghi về sự tử tế của Trung Quốc về chương tŕnh này.
Một nhân viên cảnh sát Trung Quốc đứng canh gác giữa những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương ngày 29/6/2017 (Ảnh: Getty)
Trước đây hệ thống tư pháp của Trung Quốc cho phép thu hoạch nội tạng của các tử tù cho ngành cấy ghép mà không cần sự chấp thuận của những người này. Trước những lời chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh tuyên bố chấm dứt lấy nội tạng của tử tù từ năm 2015 và chỉ sử dụng nguồn nội tạng được hiến tặng tự nguyện. Điều gây hoài nghi là việc Trung Quốc quy định rằng các tử tù cũng được phép “hiến tạng tự nguyện” như những công dân b́nh thường.
Theo hăng tin Australian Associated Press, trong một phiên điều trần tại Nghị viện Australia hôm thứ Năm (25/10), Thượng nghị sĩ Eric Abetz bày tỏ sự nghi ngờ đối với cái gọi là hệ thống “tự nguyện” này của chính quyền Trung Quốc. Ông nói: “[Người ta có thể] có nghi ngờ rằng sẽ không thể quản lư được [tạng của] các tử tù trong chương tŕnh này”.
Các nhà phê b́nh cho rằng trong điều kiện bị giam giữ, khó có thể đảm bảo rằng các tử tù có tự nguyện hiến tặng nội tạng hay không.
Tuy nhiên, dù nội tạng tử tù có được sử dụng hợp pháp hay không, lượng hiến tặng nội tạng ở Trung Quốc cũng không thể giải thích được quy mô của ngành công nghiệp ghép tạng nước này. Tỷ lệ hiến tặng nội tạng của Trung Quốc thuộc hàng thấp nhất thế giới, cứ một triệu dân th́ mới có 0,6 người đăng kư hiến tạng, BBC cho biết trong một bài báo ngày 4/12/2014.
Nhà báo Ethan Gutmann, người có hơn 10 năm điều tra về hoạt động thu hoạch tạng cưỡng bức ở Trung Quốc, nói với BBC hồi đầu tháng rằng ông ước tính nước này có khoảng 60.000-100.000 ca cấy ghép mỗi năm, trong khi con số mà Bắc Kinh công bố chỉ là hơn 10.000. [1]
Ông Gutman nói BBC: “Dù cho tính luôn cả con số nội tạng tự nguyện hiến mà họ bịa ra cũng không đủ lắp vào số chênh lệch đó. Chỉ có khả năng là tộc người Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, tín đồ Cơ Đốc giáo tại gia”.
Pháp Luân Công là môn khí công thiền định có mặt tại nhiều quốc gia nhưng bị đàn áp đẫm máu ở Trung Quốc từ năm 1999, khi môn này có số học viên tăng nhanh tới mức 100 triệu người, vượt quá số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đương thời (khoảng 60 triệu). Ngành cấy ghép tạng của Trung Quốc bùng nổ bất thường sau khi chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu.
Trong một bài viết trên The Diplomat ngày 29/3/2017, các nhà nghiên cứu Matthew Robertson và Jacob Lavee đă chỉ ra dấu mốc đáng ngờ này.
Hai ông viết: “Trước năm 2000, Trung Quốc hầu như không có một ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng để bàn đến. Từ những năm 1980 đến cuối năm 2000, có tổng cộng 34.832 ca ghép thận được báo cáo. Chỉ bốn năm sau, con số này đă tăng ít nhất 27.141, theo các sách giáo khoa y khoa”.
Theo tạp chí kinh doanh có uy tín Caijing, từ năm 1993 đến năm 2007 số ca cấy ghép gan của Trung Quốc đă tăng gấp 400 lần – từ 6 ca đến hơn 14.000 ca lũy tiến. [3]
Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 10/8 công bố ước tính hơn 1 triệu người Ngô Duy Nhĩ đang bị giam giữ tại các trại giam ở Trung Quốc. Các báo cáo cho biết Trung Quốc đang thu thập hàng loạt mẫu DNA và quét mống mắt tại Tân Cương. Hoạt động bất thường này khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chính quyền Trung Quốc có ư định mở rộng mạng lưới thu hoạch nội tạng cưỡng bức trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ.
Therealrtz © VietBF