Tùy viên quân sự của đại sứ quán Mỹ ở Kiev thông báo Hoa Kỳ nói có thể chuyển cho Ukraine hai chiếc tàu chiến loại Oliver Hazard Perry. Nhưng thực ra đây chỉ là "sắt vụn" cho Hải quân Ukraine?
Tàu chiến Oliver Hazard Perry của Mỹ cung cấp cho Hải quân Ukraine.
Trước đó trong thời kỳ Xô Viết, Ukraine là một trong những khu vực đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu. Ngay cả tàu tuần dương chở máy bay cũng được chế tạo tại các doanh nghiệp đóng tàu này. Tuy nhiên những khó khăn về kinh tế và khủng hoảng đă khiến các cơ sở đóng tàu Ukraine dần biến mất.
Một phần nhỏ các cơ sở c̣n hoạt động cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Kết quả là Hải quân Ukraine không thể hiện đại hóa các tàu chiến của ḿnh theo kế hoạch đặt ra. V́ vậy sức mạnh Hải quân nước này ngày càng giảm sút trầm trọng.
Điều đáng chú ư nữa là những tàu chiến mà Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine là những tàu được phát triển vào giữa những năm 70 của thế kỷ trước. Trong khi đó Hải quân Nga được trang bị các tàu và các tên lửa chống tàu hiện đại, do đó “hai người Mỹ” này có thể hoàn toàn vô hại nếu xảy ra xung đột ở Biển Đen và Biển Azov, tờ Military Watch Magazine cho biết.
Các tàu chiến loại Oliver Hazard Perry được thiết kể để xuất khẩu, Iran là khách hàng đầu tiên của loại tàu này vào thời kỳ người lănh đạo là vua Mohammed Reza Pahlavi.
Ngày nay nhiều tàu chiến loại này đă ngừng hoạt động v́ lỗi thời, không phù hợp với cuộc chiến tranh hiện đại như. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chuyển giao chúng cho một số đồng minh của ḿnh bao gồm Ai Cập, Bahrain, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan.
Nhiệm vụ chính của những con tàu này là chống ngầm và pḥng không ở trong phạm vi gần. Ở thời điểm mới xuất hiện, đây là những tàu chiến hiện đại, có tốc độ cao và được trang bị nhiều loại vũ khí mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thời điểm đó cách đây đă 30 năm. Nên nhớ rằng, Oliver Hazard Perry được thiết kế như một tàu hộ tống trên đại dương, và nó phải làm thế nào để có được hiệu quả ở Biển Azov vẫn là một câu hỏi lớn.
Việc Mỹ dự định chuyển tàu khu trục đến Ukraine như một phần của chương tŕnh “khí tài dư thừa”, theo đó Hoa Kỳ cho các đồng minh của ḿnh những vũ khí và trang bị đă lỗi thời v́ không muốn tự ḿnh vứt bỏ chúng.
V́ vậy sự hiện diện của hai tàu chiến của Mỹ hoàn toàn không đáng để phía Nga quan tâm. Nên nhớ rằng kể từ khi sát nhập Crimea, hạm đội Biển Đen của Nga đă được hiện đại hóa và trở thành một thế lực kiểm soát phần lớn khu vực này.
Trước đó sau khi xảy ra mâu thuẫn với Nga ở vùng biển Azov, Ukraine đă tăng cường sự hiện diện của lực lượng Hải quân ở khu vực này, đặc biệt là sự hiện diện của tàu tuần tra bảo vệ biên giới “Donbass”.
"Về cơ bản chúng có thể sử dụng pháo hai ṇng tự động 30 mm, cũng như ḿn và ngư lôi hiện đại. Tuy nhiên, Ukraine hầu như không c̣n ḿn và ngư lôi", chuyên gia quân sự chuyên về hải quân Alexander Mozgovoy cho biết.