Tổng thóng Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga. Quyết định này của ông gây tranh căi. Nhưng nó được cho là nhắm vào Trung Quốc, chứ không phải Nga.
Trung Quốc khai hỏa tên lửa trong một cuộc tập trận quân sự.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đây là lời nhận định của các chuyên gia, dựa trên mối quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong thời gian qua v́ chiến tranh thương mại.
Fu Mengzi, phó giám đốc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh, nói ông Trump muốn hủy bỏ hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) là động thái để Washington chuẩn bị cho một cuộc đối đầu chiến lược lâu dài với Bắc Kinh.
“Rời khỏi sự kiềm tỏa của INF, Mỹ có thể dễ dàng phát triển quân sự và triển khai vũ khí”, ông Fu nói.
Hồi tuần trước, ông Trump thông báo rút Mỹ khỏi thỏa thuận INF, vốn được kư năm 1986 bởi hai lănh đạo Mỹ-Nga khi đó là Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev.
Hiệp ước nghiêm cấm việc phát triển tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (500-1000km và 1000-5.500km). Trung Quốc trước đây không phải kư INF nên có thể tự do phát triển tên lửa mà không bị giới hạn. Kết quả là Bắc Kinh chế tạo hàng loạt tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân, tầm bắn xa nhất lên tới 15.000km, đủ để bao phủ toàn lănh thổ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Collin Koh, nhà nghiên cứu Đại học Công nghệ Nangyang ở Singapore, nói Trung Quốc và Nga càng có cớ để phát triển tên lửa. “Trung Quốc có thể nhân cơ hội này để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu quân sự”, ông Koh nói.
Mặc dù quyết định của ông Trump gây bất ngờ, nhưng hiệp ước INF trên thực tế đă có dấu hiệu lỗi thời từ nhiều năm trước.
Năm 2014, báo cáo của Lầu Năm Góc cho thấy Nga đă âm thầm phát triển các tên lửa hành tŕnh gắn đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 500-5.500km.
Liu Weidong, một nhà phân tích tại Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc th́ cho rằng, đây là động thái thể hiện quan điểm “nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
“Ông Trump muốn Mỹ được tự do phát triển vũ khí, không chỉ nhằm đề pḥng Nga hay Trung Quốc”, ông Liu nói.
Việc ông Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước INF sẽ mở ra cơ sở để quân đội Mỹ sở hữu phiên bản tên lửa Tomahawk phóng từ đất liền, với tùy chọn trang bị đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.