Tổng thống Trump thông báo sẽ hủy bỏ một thỏa thuận về vũ khí hạt nhân với Liên Xô từ thời chiến tranh lạnh. Gọi tắt là INF (Intermediate Nuclear Forces Treaty), hiệp định cấm sử dụng tên lửa tầm trung trang bị đầu đạn hạt nhân được kư vào năm 1987 giữa tổng thống Mỹ Ronald Reagan và chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbatchev. Quan chức Nga cảnh báo việc Trump rút khỏi Hiệp ước INF là bước đi nguy hiểm, trong khi Anh ủng hộ quyết định của Mỹ.
Thứ trưởng Ryabkov trong một cuộc họp báo hồi tháng 9. Ảnh: TASS.
"Việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là bước đi rất nguy hiểm. Nếu điều này xảy ra, Nga không c̣n cách nào ngoài áp dụng các biện pháp đáp trả trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn đẩy mọi chuyện đi quá xa như vậy", Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm nay cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF được Washington và Moskva kư từ năm 1987, trong đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Thứ trưởng Ryabkov khẳng định Washington mới là bên vi phạm INF, cáo buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tận dụng hiệp ước này để đe dọa Moskva và đẩy an ninh thế giới vào ṿng nguy hiểm. "Tất nhiên chúng tôi sẽ không chấp nhận các biện pháp đe dọa hoặc đưa ra tối hậu thư", Thứ trưởng Ryabkov tuyên bố.
Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Gavin Williamson hôm nay khẳng định London ủng hộ quyết định của Washington, đồng thời chỉ trích và cáo buộc Moskva phá vỡ Hiệp ước INF.
Mỹ và Nga từng nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm các điều khoản của INF. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hồi tháng 6 tuyên bố việc Mỹ bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất phục vụ triển khai các bệ phóng tên lửa mặt đất tại châu Âu là hoạt động vi phạm trực tiếp Hiệp ước INF, do chúng có thể dùng để phóng tên lửa hành tŕnh tầm trung.
Tháng 8/2018, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bày tỏ quan ngại về việc Mỹ triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa tại châu Âu, cụ thể là Romania và sau đó là Ba Lan. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng hệ thống này không chỉ có khả năng khai hỏa tên lửa đánh chặn, mà đủ sức phóng tên lửa hành tŕnh Tomahawk với tầm bắn 2.500 km.
Đáp lại, Mỹ và NATO liên tục chỉ trích các tổ hợp tên lửa Novator 9M729 do Nga mới phát triển đă vi phạm INF. Tướng John Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ, từng thừa nhận 9M729 có thể đánh bại các lá chắn pḥng thủ của Mỹ và đồng minh châu Âu, nhất là khi phóng với số lượng lớn.