Saudi Arabia vừa thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi đă thiệt mạng sau vụ ẩu đả trong lănh sự quán ở Istanbul. 2 quan chức cấp cao của Saudi bị sa thải và 18 người bị bắt v́ vụ việc này, nhưng Ả Rập Xê Út vẫn phải đối mặt với sự nghi ngờ căng thẳng của cộng đồng quốc tế khi giải thích về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi, một quan chức chính phủ lại đưa ra một phiên bản giải thích khác có phần mâu thuẫn.
H́nh ảnh CCTV cho thấy nhà báo bước vào lănh sự quán ngày 2/10. (Ảnh: AP)
Theo Reuters, lời tường thuật mới nhất do một quan chức Ả Rập Xê Út giấu tên cung cấp, nói về đội 15 người Ả Rập Xê Út được cử đến gặp ông Khashoggi ngày 2/10.
Theo lời quan chức này, đội 15 người đă đe dọa sẽ đánh thuốc và bắt cóc ông, sau đó giết Khashoggi khi ông phản kháng. Một người trong nhóm sau đó mặc quần áo của Khashoggi để làm như ông đă rời khỏi lănh sự quán.
Lời giải thích mâu thuẫn
Theo tường thuật này, chính phủ Ả Rập Xê Út muốn thuyết phục Khashoggi – người chuyển đến Washington, Mỹ một năm trước v́ lo sợ gặp rắc rối với quan điểm của ḿnh – trở về Ả Rập Xê Út. Đây là một phần của chiến dịch ngăn chặn những người Ả Rập Xê Út bất đồng chính kiến bị kẻ thù của vương quốc chiêu mộ, vị quan chức cho biết.
Để thực hiện nhiệm vụ, phó giám đốc t́nh báo Ahmed al-Asiri được cho là đă tập hợp một đội 15 người từ lực lượng t́nh báo và an ninh đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, gặp Khashoggi tại lănh sự quán Ả Rập Xê Út và cố gắng thuyết phục ông quay về.
Theo kế hoạch, đội có thể giữ ông Khashoggi tại một ngôi nhà an toàn bên ngoài Istanbul trong một khoảng thời gian, sau đó thả ra nếu ông từ chối quay về. Mọi thứ đi chệch hướng từ khi đội làm nhiệm vụ vượt quá chỉ thị và sử dụng bạo lực, vị quan chức cho biết.
Sau khi được dẫn vào văn pḥng tổng lănh sự, Khashoggi được nói chuyện với một người tên Maher Mutreb về việc quay trở về Ả Rập Xê Út. Ông từ chối và nói với Mutreb đang có người chờ bên ngoài sẽ liên lạc với giới chức trách Thổ Nhĩ Kỳ nếu ông không quay lại trong một giờ.
Trước đó, vợ chưa cưới của ông là Hatice Cengiz nói với Reuters rằng bà được đưa cho hai chiếc điện thoại kèm hướng dẫn gọi điện nếu ông không quay lại.
Nhà báo lên tiếng cho rằng Mutreb đang vi phạm quy định ngoại giao. “Ông định làm ǵ với tôi? Ông định bắt cóc tôi?” Mutreb trả lời: “Đúng, chúng tôi sẽ đánh thuốc ông và bắt cóc ông”, nhằm đe dọa Khashoggi và điều này đă vi phạm mục tiêu của nhiệm vụ, vị quan chức giấu tên cho biết.
Khi Khashoggi lên tiếng, đội làm nhiệm vụ trở nên hoảng hốt và cố gắng bịt miệng nhằm ngăn ông la lên nhưng cuối cùng nhà báo đă thiệt mạng. “Ư định ban đầu không phải là giết ông ấy” – vị quan chức nói.
Để che đậy sai lầm này, đội làm nhiệm vụ được cho là đưa thi thể nhà báo ra ngoài lănh sự, cố gắng xóa dấu vết, viết báo cáo sai gửi lên cấp trên nói đă cho phép Khashoggi rời đi sau lời cảnh báo của nhà báo về việc giới chức trách Thổ Nhĩ Kỳ có thể tham gia. Nhóm thực hiện nhiệm vụ cũng báo cáo rằng phải rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ v́ lo bị phát hiện, vị quan chức cho biết.
Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp
Ả Rập Xê Út ban đầu phủ nhận mọi cáo buộc có liên quan đến việc nhà báo Khashoggi 59 tuổi mất tích ngày 2/10 tại lănh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khoảng 2 tuần, vào sáng 20/10 (giờ địa phương), nước này thừa nhận Khashoggi chết trong lănh sự quán và nói nguyên nhân cái chết là một vụ ẩu đả.
Theo Reuters, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ thi thể của Khashoggi - nhà báo từng viết các bài b́nh luận chỉ trích thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman – đă bị chia nhỏ nhưng vị quan chức Ả Rập Xê Út cho biết thi thể được bọc thảm và giao cho một “người hợp tác địa phương” để phi tang.
Khi được hỏi về những cáo buộc cho rằng nhà báo bị tra tấn và chặt đầu, vị quan chức nói kết quả điều tra ban đầu không cho thấy điều này.
Một nhà hoạt động cầm ảnh nhà báo Jamal Khashoggi trong một cuộc biểu t́nh bên ngoài lănh sự quán Ả Rập Xê Út, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Reuters)
Vị quan chức giấu tên đưa ra những văn bản được cho là tài liệu t́nh báo nói về kế hoạch đưa những người bất đồng chính kiến quay trở về và trường hợp cụ thể liên quan đến Khashoggi. Ông cũng đưa ra lời khai từ những người liên quan đến việc che đậy cho nhóm 15 người, cùng với kết quả ban đầu của một cuộc điều tra nội bộ.
Theo Reuters, câu chuyện vị quan chức đưa ra là phiên bản mới nhất nói về những ǵ đă xảy ra, sau khi lời giải thích của Ả Rập Xê Út đă thay đổi nhiều lần. Cơ quan chức năng nước này ban đầu phủ nhận thông tin Khashoggi mất tích bên trong lănh sự quán và nói ông đă rời ṭa nhà không lâu sau khi vào. Họ gọi những cáo buộc cho rằng nhà báo bị giết bên trong là vô căn cứ.
Khi được hỏi tại sao chính phủ Ả Rập Xê Út thay đổi lời giải thích về cái chết của Khashoggi, vị quan chức cho biết thông tin ban đầu của chính phủ dựa vào những báo cáo sai được cung cấp nội bộ vào thời điểm đó.
“Khi họ biết được báo cáo nhiệm vụ ban đầu là sai, họ đă khởi động một cuộc điều tra nội bộ và hạn chế b́nh luận công khai thêm” – vị quan chức cho biết cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.
Theo Reuters, các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ nói Thổ Nhĩ Kỳ có bằng chứng âm thanh ghi lại vụ giết người bên trong lănh sự quán nhưng chưa tiết lộ.
Ả Rập Xê Út đă cử một phái đoàn cấp cao đến Istanbul ngày 16/10 và chỉ thị điều tra nội bộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump dù vậy ngày 20/10 nói ông không hài ḷng với cách xử trí này và cho rằng nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp. Trong khi đó Đức và Pháp gọi lời giải thích của Ả Rập Xê Út về cái chết của nhà báo là chưa hoàn chỉnh.