Những vụ biến mất của diễn viên và quan chức Trung Quốc cho thấy nước này sẽ áp dụng những nguyên tắc riêng hơn là những h́nh ảnh quốc tế.
Gần đây, hai người nổi tiếng Trung Quốc đă biến mất. Đầu tiên là nữ diễn viên hạng A Phạm Băng Băng, người từng xuất hiện trong các phim X-Men và Iron Man, không xuất hiện trước công chúng trong vài tháng mùa hè và cũng không hề có cập nhật ǵ mạng xă hội. Đầu tháng này, cô đưa ra lời xin lỗi về việc trốn thuế nhưng vẫn chưa công khai xuất đầu lộ diện.
Phạm Băng Băng tại liên hoan phim Cannes ở Pháp hồi tháng 5. Ảnh: AFP.
Chủ tịch Interpol, đồng thời là Thứ trưởng An ninh Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ đă biến mất khi từ Pháp trở về Trung Quốc hồi cuối tháng 9. Vợ ông không biết tung tích của chồng. Ngày 8/10, chính quyền Trung Quốc tuyên bố ông đang bị điều tra hối lộ và gửi thư từ chức của ông cho Interpol.
Những trường hợp quan chức biến mất trong một khoản thời gian v́ bị điều tra tham nhũng không phải là điều mới ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trường hợp của hai cá nhân nổi tiếng quốc tế này "cho thấy việc 'biến mất do cưỡng chế' đă trở thành điều b́nh thường dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh", nhà nghiên cứu Michael Caster nhận xét, theo BBC.
Ông cho biết kịch bản thường diễn ra theo tŕnh tự: Các cá nhân biến mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần cho đến khi chính quyền xác nhận họ đang bị giữ hay thông báo cáo buộc chống lại họ. Họ sau đó nhận tội, xin lỗi công khai và có thể bị giữ thêm hoặc nhận án tù. Phạm Băng Băng không bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự nhưng phải đóng bù khoản tiền trốn thuế là 129 triệu USD.
Cách Trung Quốc xử lư Phạm Băng Băng và Mạnh Hoành Vĩ đă khiến một số nhà quan sát ngạc nhiên. Nếu Trung Quốc công khai bắt và điều tra th́ cách làm đó sẽ ít gây chú ư hơn để hai người biến mất trong một khoảng thời gian đáng kể.
Đối với nhiều nhà quan sát, các trường hợp này là dấu hiệu cho thấy đối với bất kể trường hợp nào dính dáng đến công dân Trung Quốc, Bắc Kinh đều áp đặt quy tắc riêng của ḿnh.
"Trung Quốc đang cho thế giới thấy rằng họ coi quy tắc riêng của ḿnh vượt trên tất cả", Isaac Stone Fish, chuyên gia của Trung tâm Xă hội châu Á về Quan hệ Mỹ - Trung, nhận định. "Họ thấy chẳng việc ǵ phải giải thích quyết định của ḿnh cho người ngoài".
Ủy ban Giám sát Quốc gia (NSC), cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc có quy định Lưu trí: các điều tra viên có quyền triệu tập thẩm vấn bất cứ cá nhân nào bị nghi ngờ dính líu đến tham nhũng, bao gồm những đối tượng bị t́nh nghi đưa và nhận hối lộ. Sau khi thẩm vấn, NSC được phép bí mật giữ nghi phạm tham nhũng trong ba tháng để điều tra và có thể gia hạn thêm ba tháng. Điều tra viên cũng có thể đóng băng tài sản và lục soát nơi ở, nơi làm việc của nghi phạm mà không cần lệnh từ ṭa án hay viện kiểm sát.
Mạnh Hoành Vĩ tại một hội nghị ở Nepal tháng 1/2017. Ảnh: Interpol.
Việc đưa các quan chức vào vị trí cấp cao tại tổ chức quốc tế như Mạnh Hoành Vĩ ở Interpol mang lại cho Trung Quốc nhiều ảnh hưởng quốc tế hơn.
Nhưng Stone Fish cho rằng vụ bắt giữ Mạnh Hoành Vĩ là "thông điệp rơ ràng cho các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc Ủy ban Olympic Quốc tế rằng bất kỳ quan chức nào là người Trung Quốc cũng có thể đột nhiên bị bắt mà không có thông báo".
Caster đánh giá các vụ biến mất chắc chắn làm tổn hại đến h́nh ảnh quốc tế của Trung Quốc, nhưng đối tượng họ muốn truyền tải thông điệp chính là người dân trong nước. "Họ muốn gửi thông điệp đến những người khác, có thể là luật sư nhân quyền, người nổi tiếng trốn thuế hay phe phái chính trị".
Điều gây ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát là Interpol chấp nhận đơn xin từ chức Mạnh đưa ra trong khi bị giữ mà không công khai đặt câu hỏi. "Không thể xác minh liệu tuyên bố từ chức đó có phải tự nguyện không. Nhưng Interpol vẫn chấp nhận mà không thắc mắc", Caster mô tả.
"Vụ bắt giữ ông Mạnh cho thấy Trung Quốc sẵn sàng ưu tiên các mục tiêu chính trị trong nước hơn cả h́nh ảnh quốc tế", cây bút Rana Mitter của Times viết.
"Với những dự án Bắc Kinh thúc đẩy nhằm mục tiêu viết lại trật tự Á-Âu như Ngân hàng Hạ tầng Quốc tế châu Á hay sáng kiến Vành đai và Con đường, Bắc Kinh giờ cảm thấy họ không cần tuân thủ các tiêu chuẩn thế giới do Washington lập ra", Mitter đánh giá. "Trung Quốc không quan tâm đến những ǵ người phương Tây nghĩ".
VietBF © sưu tầm