Từ lâu nguy cơ về cuộc đối đầu quân sự giữ Nga và Mỹ đă được tính toán đến. Nhưng với t́nh h́nh diễn biến như hiện này th́ khả năng này đang có nguy cơ xảy ra là rất lớn. Rất có thể là chiến tranh sẽ xảy ra vào năm 2019...Dưới đây là bài phân tích của tác giả Mikhail Khodarenok, nhà b́nh luận quân sự của trang Gazeta.ru, về viễn cảnh chiến tranh giữa Mỹ - Nga vào năm 2019:
Chiến tranh Nga - Mỹ sẽ xảy ra?
Theo một cuộc khảo sát mới đây, gần nửa số quân đội Mỹ tin rằng Mỹ sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến tranh lớn trong năm tới giữa bối cảnh Moskva và Bắc Kinh đang trở thành "mối đe dọa tiềm tàng". Nhưng liệu có cơ sở nào cho mối lo ngại này hay không?
Dù có tới 46% binh sĩ và chỉ huy Mỹ thừa nhận về khả năng chiến tranh nhưng số liệu không chỉ ra rằng Mỹ và Nga sẽ chiến tranh dưới h́nh thức nào. Khảo sát cũng không đưa ra phân tích cụ thể về mâu thuẫn vũ trang chiến lược tiềm tàng giữa Moskva và Washington.
Quân đội Mỹ không đề cập tới ba yếu tố quan trọng nhất của mọi cuộc chiến: mục đích, cách thức và phương tiện để đạt được mục đích. Về cơ bản, họ nghĩ rằng chiến tranh sắp xảy ra, nhưng họ không biết đó là cuộc chiến như thế nào.
Mặc dù căng thẳng giữa Mỹ - Nga ngày càng có xu hướng leo thang nhưng cả Washington lẫn Moskva đều chưa từng đề cập tới việc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt được những mục tiêu về chính trị hay quân sự.
Có vẻ như mối quan hệ song phương của hai nước đă "chạm đáy" trong thời gian gần đây. Tuy vậy, trong ṿng một năm tới, sẽ không có mâu thuẫn về mặt lư tưởng, kinh tế hay lănh thổ nào đủ lớn để kích động một cuộc chiến toàn diện và có quy mô lớn.
Những mâu thuẫn vũ trang hiện tại (từ vùng Viễn Đông cho tới Phương Tây) sẽ không đủ để Mỹ - Nga có lí do chiến tranh lẫn nhau.
T́nh h́nh hiện tại ở Syria là bằng chứng cho thấy rằng Moskva và Washington đă làm mọi thứ có thể để đảm bảo tránh "dẫm vào chân nhau". Bên cạnh đó, cả Nga lẫn Mỹ đều không đủ khả năng để đặt ra các mục tiêu chính trị, quân sự vững chắc chỉ trong một vài tuyên bố ngắn ngủi.
Ngoài ra, cũng cần hiểu rằng chiến tranh không thể "đột ngột bùng phát" và việc chuẩn bị tham chiến cũng tiêu tốn nhiều thời gian.
Thậm chí kể cả khi hai quốc gia bắt đầu "nạp đạn" nhanh nhất có thể, th́ công đoạn này cũng tiêu tốn ít nhất 6 tháng để hoàn thành. Và, xét trên hệ thống t́nh báo hiện đại cấp cao ngày hôm nay, việc "che giấu" quá tŕnh chuẩn bị tham chiến ở quy mô lớn là bất khả thi.
Cuối cùng, Moskva và Washington không thể nào phát động chiến tranh với những lực lượng binh sĩ "đang sống trong thời b́nh". Đó sẽ là một ván cược với rủi ro quá lớn cho cả hai bên.
Trong khi đó, không có thông tin t́nh báo hiện đại nào cho thấy Nga - Mỹ đă bắt đầu triển khai lực lượng quân đội với mục đích chiến lược. Điều đó có nghĩa rằng chiến tranh quy mô lớn gần như chắc chắn không xảy ra trong tương lai gần.
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ tới một trận chiến giả tưởng giữa Mỹ và Nga, th́ có khả năng rất cao đó là một cuộc chiến hạt nhân dai dẳng.
Ngay từ đầu, chiến trường sẽ chứng kiến những cảnh tượng thảm khốc khi cả hai bên đồng loạt "xả" toàn bộ vũ khí hủy diệt quy mô lớn - chủ yếu là kho vũ khí hạt nhân chiến lược, kéo theo hậu quả kinh hoàng không chỉ đối với người dân ở Nga - Mỹ, mà c̣n đối với tất cả các quốc gia khác trên thế giới.
Cả Phương Tây và Phương Đông đều hiểu điều này rất rơ. Hồi tháng 9, chuyên gia cấp cao Andrew Lewis thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington cho rằng với sự ra đời của vũ khí hạt nhân, các cường quốc lớn đă học cách tránh đối đầu quân sự trực tiếp.
Ngoài ra, chiến tranh giữa các quốc gia giàu có và có kho vũ trang lớn đă trở nên đắt đỏ và ngày càng mạo hiểm.
Theo ông Lewis, "nước Mỹ tự nhận ra rằng trong thế giới hiện đại, quyền lực mềm của Mỹ đang dần yếu đi và sức mạnh quân sự cũng không c̣n hiệu quả như trước". Các quốc gia mới nổi đang trở thành thách thức đối với Mỹ trong các lĩnh vực kinh tế, tầm ảnh hưởng quốc tế và vai tṛ lănh đạo ở quy mô khu vực.
Trong bối cảnh ấy, đối thủ của Washington sẽ tận dụng mọi cơ hội có được từ công nghệ thông tin để làm tổn hại Mỹ. Ông cho rằng đây là loại mâu thuẫn mới với yếu tố chủ chốt là thông tin và hậu quả về mặt nhận thức.
Đối với cuộc bỏ phiếu do tờ Military Times tổ chức, chúng ta nên nhớ rằng không cuộc bỏ phiếu nào được thực hiện trong quân đội mà không có sự đồng thuận của các sĩ quan cấp cao và chính phủ. Trong nhiều trường hợp, kết quả của bỏ phiếu đă được định sẵn.
Tuy nhiên, kết quả lần này có lẽ chỉ nhằm "thêm dầu vào lửa" cho mối quan hệ Nga - Mỹ và không có thêm mục đích nào khác. Dù sao đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên coi cuộc bỏ phiếu là dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ sắp gây chiến trong tương lai gần.
*Bài viết không thể hiện quan điểm của ṭa soạn.
|