Các nhà khảo cổ học vừa t́m thấy xác sinh vật 99 triệu năm tuổi c̣n nguyên vẹn. Nó cùng thời với khủng long. Nó c̣n nguyên vẹn là nhờ được bảo quản trong hổ phách ở Myanmar.
Hóa thạch ốc sên c̣n nguyên vẹn trong hổ phách suốt 99 triệu năm.
Theo Daily Star, các nhà khoa học t́m thấy một con ốc sên với phần đầu, thân, chân, mắt và vỏ c̣n nguyên trong mảnh hổ phách có từ thời khủng long ở miền bắc Myanmar.
Phần lớn hóa thạch ốc sên chỉ lưu giữ lại phần vỏ. Trường hợp mới đây được coi là mẫu vật cổ xưa nhất đến nay của một sinh vật thân mềm.
Nghiên cứu được công bố trên National Geographic hồi tuần trước. Nhà thám hiểm Lida Xing từ Đại học Địa chất Trung Quốc dẫn đầu nghiên cứu. Nhóm các nhà khoa học cũng từng t́m thấy chim non, ếch rừng, rắn, đuôi khủng long trong hổ phách ở Myanmar.
Đây là hóa thạch động vật thân mềm xa xưa nhất mà các nhà khoa học t́m thấy.
Đồng tác giả Jeffrey Stilwell gọi đây là phát hiện “đáng kinh ngạc” so với những hóa thạch trong quá khứ. "Ốc sên kẹt trong hổ phách rất hiếm, nhất là khi c̣n nguyên vẹn như vậy. Nhựa cây cổ đại có khả năng bảo quản ấn tượng, lưu giữ những chi tiết nhỏ nhất của sinh vật hóa thạch trong hàng triệu năm", Stilwell nói.
Nhà thám hiểm Lida Xing nói: “Mẫu hổ phách tồn tại tới 99 triệu năm có nghĩa là con ốc sên này từng sống cùng thời với khủng long bạo chúa và nhiều loài khủng long khác ở Kỷ Phấn Trắng.
Theo các nhà nghiên cứu, con ốc sên cố gắng vươn ḿnh t́m cách thoát thân nhưng cuối cùng kẹt trong hổ phách măi măi.