Một cuộc hỗn chiến sân cỏ đă được các cầu thủ nữ 2 bên thực hiện. Trong năm 2018, bóng đá Việt Nam đă chứng kiến những kỳ tích của đội U23 và Olympic Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo. Nhưng ngay chiều 12.10 trên sân Thống Nhất (TP.HCM), khán giả cả nước đă phải chứng kiến h́nh ảnh buồn “vô tiền khoáng hậu” khi cầu thủ nữ 2 đội TP.HCM I và Than Khoáng sản Việt Nam lao vào loạn đả.
Cầu thủ nữ 2 đội TP.HCM I (áo đỏ) và Than Khoảng sản Việt Nam loạn đả trên sân Thống Nhất chiều 12.10. Ảnh: I.T
H́nh ảnh được truyền trực tiếp trên kênh quảng bá VTV6. Phút 90+6, ngay khi trọng tài thổi c̣i kết thúc trận bán kết 2 Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia – Cúp Thái Sơn Bắc 2018 với phần thắng chung cuộc 2-0 nghiêng về TP.HCM I, cầu thủ 2 đội đă nhảy vào nhau loạn đả.
Theo ghi nhận, “giọt nước tràn ly” xuất phát từ pha vào bóng thô bạo từ phía sau của 1 cầu thủ Than Khoáng sản VN với đối phương. Sau đó, cầu thủ TP.HCM đă không giữ nổi “cái đầu nóng” và chạy theo đánh nguội, trực tiếp dẫn tới màn “đấu vơ” kể trên.
Được biết, đă có cầu thủ phải nhập viện nhưng đến sáng nay, t́nh trạng đă ổn định và không có ǵ nguy hiểm.
Câu hỏi đặt ra là v́ đâu đến nỗi khi xưa nay, h́nh ảnh gắn với các cầu thủ bóng đá nữ Việt Nam, từ thế hệ 7x là những Ngọc Mai, Thanh Mai, Minh Nguyệt, Thúy Nga, Hồng Phúc, Bích Hạnh… đến những cô gái 8x Kim Chi, Kim Hồng, Đào Thị Miện, Văn Thị Thanh, Ngọc Châm… luôn rất đẹp.
Họ có thể chơi máu lửa, ra sân là “chiến” với đối thủ, với tinh thần thể thao trung thực, cao thượng với niềm tin mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Với đồng đội chỉ có t́nh yêu thương, sẻ chia cả trên sân cỏ và trong cuộc sống đời thường.
TP.HCM I đă thắng Than Khoáng sản Việt Nam trong một trận cầu buồn! Ảnh: I.T
Cựu tuyển thủ Minh Nguyệt từng kể với tôi về kỷ niệm đáng nhớ trong những ngày theo đuổi niềm đam mê:
“Có những hôm trời lạnh lắm, tập xong chúng tôi vào pḥng tắm chung với đội điền kinh có mỗi bể nước lạnh, giội ào ào cho xong, vừa tắm vừa run... Khó là thế nhưng mỗi khi ra sân tập, thi đấu đều rất nhiệt. Chị em yêu thương nhau và cùng đá v́ mục tiêu chung”.
Với t́nh cảm, sự đoàn kết, ư chí ấy, đă bao lần bóng đá nam thất bại trên đấu trường SEA Games là bất nhiêu lần bóng đá nữ “lau khô” những giọt nước mắt của CĐV nhà đồng hành cùng đội tuyển trên đấn khách.
Kim Chi "làm mưa làm gió" trên sân cỏ SEA Games 2009 với chiếc băng trắng cuốn trên đầu. Ảnh: Thanh Niên
Minh chứng điển h́nh là SEA Games 2009 (Lào), khi thế hệ U23 Việt Nam với những Tấn Trường, Thành Lương, Trọng Hoàng… thất bại tức tưởi trước Malaysia ở trận chung kết, th́ chính đội tuyển nữ đă đá bại Thái Lan trong loạt đá luân lưu để bước lên bục cao nhất.
Ở giải đấu đó, chưa ai quên h́nh ảnh Kim Chi – người được coi là “gạch nối” giữa 2 thế hệ bị chấn thương ở vùng đầu trong trận đấu với đối thủ “khó chịu” Myanmar.
Nhưng với chiếc băng trắng cuốn trên đầu và cả máu trên áo, Kim Chi cùng các đồng đội đă vững bước khẳng định giá trị.
Nói không quá, trong thành công của bóng đá nữ ngày ấy đă được “vẽ” lên bởi máu và nước mắt!
Chiều 12.10.2018, trên sân Thống Nhất, bóng đá Kim Chi lại xuất hiện trên sân với vai tṛ HLV… ngăn cản các học tṛ, lứa “đàn em” của ḿnh xô xát.
Nhưng Kim Chi bất lực trước những “cái đầu nóng”. Mọi thứ xung quanh đă nằm ngoài tầm kiểm soát của cô khi không hề thấy bóng dáng lực lượng an ninh sân trong t́nh huống đáng ra họ phải xuất hiện (?!).
Gần 10 năm trước, “tượng đài” ư chí Kim Chi không nhỏ một giọt nước mắt, thậm chí c̣n vui cười như chưa hề bị chấn thương đầu khi cùng đội tuyển nữ Việt Nam chiến thắng.
C̣n chiều 12.10, có lẽ cô đă khóc, những giọt nước mắt chảy vào trong, một nỗi đau của thế hệ đi trước!
Người viết tin các cầu thủ nữ sẽ không đánh nhau v́ những ức chế vật chất. Việc phải thi đấu trên những sân vận động vắng bóng khán giả cũng quá quen với họ rồi!
Phải chăng sự thiếu hụt của họ chính là những “khoảng trống” mênh mông về tinh thần mà chẳng ai thấu hiểu, bắt đầu từ khâu tổ chức thi đấu kiểu “đem con bỏ chợ”?