Đó là việc bà Nikki Haley - Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc từ chức. Việc này khiến Thượng nghị sỹ Robert Menendez, nhân vật cấp cao nhất của Đảng Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, gọi việc bà Haley từ chức là một tín hiệu nữa cho thấy sự hỗn loạn trong chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump. Đó là sự thật.
Bà Nikki Haley - Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc (LHQ) Nikki Haley ngày 9-10 bất ngờ tuyên bố từ chức.
Bà Haley nối dài danh sách những nhân vật cấp cao rời khỏi chính quyền ông Donald Trump, gồm những người như cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson và chiến lược gia trưởng Steve Bannon.
Bà Haley được xem là một ngôi sao chính trị đang lên của Đảng Cộng ḥa. Sinh ra trong một gia đ́nh người Ấn Độ nhập cư và từng giữ cương vị Thống đốc bang South Carolina, bà Haley là nhân vật nữ cấp cao nhất trong nội các của ông Donald Trump. Bà cũng được xem là một ứng cử viên tiềm năng cho cuộc đua vào Nhà Trắng sau 2 năm nữa.
Việc bà Haley có những bước tiến nhanh chóng từ cơ quan lập pháp cấp bang đến trường quốc tế cho thấy người phụ nữ 46 tuổi này có thể có những tham vọng chính trị lớn hơn.
Bà được xem như gương mặt đại diện cho chính sách nước Mỹ trên hết của ông Donald Trump tại LHQ, đưa nước Mỹ rút khỏi nhiều chương tŕnh của tổ chức này, và bảo vệ mạnh mẽ lập trường cứng rắn của ông đối với chương tŕnh hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Là một trong số ít phụ nữ trong nội các của Tổng thống Donald Trump, bà Haley được đánh giá là người luôn có những phát ngôn mạnh mẽ bảo vệ chính sách của nhà lănh đạo Mỹ, mặc dù đôi khi giống như “thêm dầu vào lửa”.
Bà thường xuyên đưa ra các chỉ trích gay gắt về Nga và Syria tại LHQ. Bà ủng hộ việc dừng viện trợ cho cơ quan LHQ giúp người tị nạn Palestine hay quyết định dời đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem dù phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích từ quốc tế.
Bà cũng là người góp tiếng nói gây áp lực với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải đưa ra các h́nh thức trừng phạt mạnh tay hơn với Triều Tiên. Đại sứ các quốc gia tại LHQ xem bà Haley là một tiếng nói rơ ràng về chính sách đối ngoại của Mỹ, trong khi chính quyền ông Donald Trump thường đưa ra những tín hiệu trái chiều.
Theo BBC, phong cách quyết liệt của bà đôi khi lại khiến các đồng nghiệp phật ḷng. Những cảnh báo lặp đi lặp lại của bà khi đưa ra danh sách các quốc gia không ủng hộ Mỹ đă làm nóng mắt ngay cả những đồng minh thân cận của Washington.
Mấy tháng gần đây, vai tṛ của bà Haley có phần suy giảm sau khi ông Mike Pompeo trở thành Ngoại trưởng Mỹ và ông John Bolton trở thành cố vấn an ninh quốc gia. Ông Pompeo hiện đang dẫn đầu cuộc đàm phán với Triều Tiên, trong khi ông Bolton nỗ lực thực thi lập trường cứng rắn của ông Donald Trump đối với Iran.
Quyết định từ chức đột ngột của bà Haley khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, bởi bà được đánh giá là đang làm tṛn vai trên cương vị đại diện cho tiếng nói của Mỹ tại LHQ.
Theo CNN, rất nhiều quan chức Nhà Trắng đă không khỏi sốc khi nghe tới quyết định này của bà Haley. Cố vấn an ninh John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo thậm chí c̣n không hiểu chuyện ǵ đang diễn ra. Trong khi đó, các nhà lập pháp Đảng Cộng ḥa dành những lời ngợi khen cho bà Haley sau những đóng góp của bà. Thượng nghị sỹ bang Nam Carolina, Lindsey Graham cho rằng, bà Haley là đại diện thực sự của các cải cách tại LHQ.
Thượng nghị sỹ Robert Menendez, nhân vật cấp cao nhất của Đảng Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, gọi việc bà Haley từ chức là một tín hiệu nữa cho thấy sự hỗn loạn trong chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump.
“Tôi thực sự lo ngại về khoảng trống quyền lực mà bà ấy để lại và ảnh hưởng về an ninh quốc gia từ việc bà ấy ra đi vào thời điểm có nhiều biến động tiếp diễn này”, ông Menendez nói trong một tuyên bố.