Ai bị tiền đình mới biết đây là căn bệnh "ác mộng" vì bị đi bị lại và khi bị thì thực sự là "lực bất tòng tâm". Tuy nhiên, khi bạn đọc xong bài này thì đã biết được 3 món ăn trị được bệnh này dù lâu năm cũng khỏi.
Tự dưng cảm thấy choáng váng, mệt mỏi,… mọi thứ xung quanh quay cuồng, bạn có thể đã bị rối loạn tiền đình.
Bệnh rối loạn tiền đình và những điều bạn cần biết
Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là những người lao động trí óc. Đây thực chất không phải là bệnh, mà chỉ là một hội chứng của bộ phận tiền đình và không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất lớn đến đời sống khổ chủ, và có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
Các biểu hiện thường gặp ở người mắc hội chứng này bao gồm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn, dễ bị mất thăng bằng, dễ ngã mỗi khi thay đổi tư thế đột ngột… Tùy theo triệu chứng, rối loạn tiền đình được chia thành 2 dạng, gồm rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Cách điều trị và chữa chứng bệnh này cũng dựa vào đó mà có đôi chút khác biệt.
Những món ăn là bài thuốc hữu hiệu chữa rối loạn tiền đình cực hiệu quả.
Não heo hấp ngải cứu
Đứng ở góc độ y học mà nói, não heo là thực phẩm có vị ngọt, tính hàn, chứa nhiều những khoáng chất phổ biến như canxi, phốt pho, sắt có tác dụng nhất định trong việc bồi bổ xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược…
Còn theo sách y học cổ truyền thì ngải cứu là một cây thuốc nam rất thân thiện với sức khỏe, nó giúp hỗ trợ chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, mụn nhọt, lưu thông máu lên não
Cách làm: 1 bộ não heo, gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần qua nước sôi. Hái 1 năm lá ngải cứu lớn rửa sạch, thái đoạn dài khoảng 2cm. Sau đó, rửa một ít rau diếp cá bằng nước muối. Tiếp theo, xếp não heo và ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy (nước hầm sôi chừng 40 phút) là được. Khi sắp bắc xuống, rắc thêm rau diếp cá vào. Lưu ý: nên ăn nóng, ăn liên tục trong 1 tuần.
Canh mộc nhĩ thịt xay
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, mộc nhĩ rất giàu các nguyên tố vi lượng như magiê, kali, natri, đặc biệt chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B2. Điều bất ngờ là tỷ lệ sắt và canxi trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần trong thịt. Theo Đông y, đây là thức ăn điều trị rối loạn tiền đình rất tốt
Cách làm: ngâm mộc nhĩ cho nở ra sau đó rửa sạch rồi thái chỉ, thịt nạc xay nhuyễn. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ bếp để hầm đến khi còn lại khoảng 200ml là được (nếu dùng nồi áp suất thì cho lượng nước ít hơn một chút nhé)
Sườn non nấu lá đinh lăng
Một trong những tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng phải kể đến là bệnh hoạt huyết dưỡng não, chữa trị tiền đình. Dưới tác dụng của đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng đinh lăng điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể.
Cách làm: Lá đinh lăng rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến, chặt sườn thành miếng vừa ăn, rửa sạch bằng nước muối, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Ướp sườn với gia vị như hành khô, hành lá, hạt tiêu, mắm, muối, đường… để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
Cho sườn vào nồi và hầm nhỏ lửa, canh hớt bọt cho nước trong. Hầm đến lúc sườn chín mềm thì cho lá đinh lăng vào, đậy nắp lại. Khi hương thơm đặc trưng của lá đinh lăng lan tỏa thì tắt bếp, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Ngoài ra để giúp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, chúng ta có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời, cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp.
Hãy chia sẻ thông tin này đến với những người bệnh rối loạn tiền đình các bạn nha!
VietBF © sưu tập