Ngày 30/9 tàu Mỹ tiến hành hoạt động đảm bảo tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Tại đây đă xảy ra cuộc chạm trán “không an toàn” với một tàu chiến của Trung Quốc.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur (Ảnh: AFP)
“Một tàu khu trục Luyang (của Trung Quốc) đă tiếp cận tàu USS Decatur (Mỹ) trong một động thái không an toàn và thiếu chuyên nghiệp gần đá Ga Ven trên Biển Đông”, Đại tá Charles Brown, người phát ngôn Hạm đội Thái B́nh Dương Mỹ, nói với CNN trong thông báo xác nhận về vụ việc xảy ra hôm 30/9.
Trước đó, CNN cũng dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ cho biết Hải quân Mỹ ngày 30/9 đă điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur di chuyển trong phạm vi 12 hải lư gần đá Gaven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan chức Mỹ cho biết đây là một phần trong cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền sai trái, đi ngược với luật pháp quốc tế. Ngoài ra, động thái triển khai tàu của Mỹ cũng nhằm thể hiện cam kết của Washington trong việc duy tŕ hoạt động tại các vùng biển và không phận quốc tế theo quy định.
Theo Đại tá Charles Brown, tàu chiến của Trung Quốc đă “thực hiện hàng loạt động thái gây hấn với cấp độ tăng dần, đồng thời phát cảnh báo yêu cầu tàu Decatur rời khỏi vùng biển”. Ông Brown cho biết tàu khu trục của Trung Quốc đă tới gần trước mũi tàu Mỹ và chỉ cách tàu Mỹ khoảng “41m”. Trước t́nh huống này, tàu Decatur của Mỹ buộc phải chuyển hướng “để tránh va chạm”.
“Các lực lượng của chúng tôi sẽ tiếp tục điều máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép”, Đại tá Brown nhấn mạnh.
Theo cựu Đại tá Hải quân Mỹ Carl Schuster, người từng có 12 năm làm việc trên biển, khi xảy ra t́nh huống chạm trán quá gần nhau, các hạm trưởng trên tàu chỉ có vài giây để quyết định xem có chuyển hướng di chuyển của tàu hay không. Ông Schuster nói rằng việc điều chỉnh bánh lái và tốc độ động cơ là rất cần thiết để giữ cho hai tàu cách xa nhau, thậm chí chỉ một tính toán sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến va chạm.
“T́nh huống này rất nguy hiểm. Các hạm trưởng sẽ rất căng thẳng khi các tàu cách nhau gần hơn 900m”, ông Schuster, hiện là Giáo sư tại Đại học Thái B́nh Dương Hawaii, cho biết.
Liên quan tới sự hiện diện của tàu Decatur trên Biẻn Đông, một quan chức quốc pḥng Mỹ đă xác nhận với trang tin The Hill rằng đây là một phần trong “các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải thường kỳ của Mỹ”.
“Các lực lượng Mỹ hoạt động tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương theo chu kỳ hàng ngày, bao gồm cả Biển Đông”, quan chức Mỹ cho biết.
Hồi tháng 5, Hải quân Mỹ cũng điều 2 tàu chiến di chuyển trong khoảng cách 12 hải lư xung quanh các đảo đá tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuần trước, Mỹ đă điều các máy bay ném bom B-52 bay qua Biển Đông trong một động thái khiến Trung Quốc “nóng mặt”.
Ngoài tàu Mỹ, Hải quân Hoàng gia Anh đă đưa tàu tấn công đổ bộ HMS Albion di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng trước. Đáp lại, Trung Quốc đă triển khai một tàu hộ vệ và hai trực thăng tới để áp sát tàu Anh.
Trung Quốc gần đây đă hủy cuộc họp an ninh cấp cao thường niên với Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis dự kiến vào giữa tháng 10. Hiện chưa rơ liệu Bắc Kinh hủy cuộc họp này là do căng thẳng gần đây giữa Bắc Kinh và Washington về hàng loạt vấn đề như thương mại hay thương vụ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan hoặc hoạt động của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông và các vùng biển lân cận hay không.
Therealrtz © VietBF