Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung chính là điểm này. Trung Quốc muốn soán ngôi lănh đạo thế giới của Mỹ. Nhưng Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phủ nhận những đồn đoán cho rằng Trung Quốc muốn thay thế vị trí lănh đạo thế giới của Mỹ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phủ nhận những đồn đoán cho rằng Trung Quốc muốn thay thế vị trí lănh đạo thế giới của Mỹ.
"Trong vài trăm năm qua, các nước lớn thường t́m cách làm bá chủ thế giới nên họ suy luận rằng Trung Quốc cũng vậy, thậm chí muốn thách thức hoặc thay thế vị trí lănh đạo của Mỹ", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York (Mỹ) ngày 28/9.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng đó là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng về chiến lược. “Sự nghi ngờ tưởng tượng đang lan rộng và bị khuếch đại, những suy luận sai lệch này sẽ gây tổn hại rất lớn tới lợi ích và tương lai của nước Mỹ", ông nhấn mạnh.
Tuyên bố của ông Vương được đưa ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang gia tăng căng thẳng chưa từng có trong thời gian gần đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tố cáo Trung Quốc can dự vào chính trị Mỹ, cụ thể là kỳ bầu cử Quốc Hội giữa nhiệm kỳ.
Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định đó là những “các cáo buộc vô căn cứ “ và khẳng định Trung Quốc luôn tôn trọng nguyên tắc không can dự vào vấn đề nội bộ của nước khác và hy vọng các quốc gia khác cũng làm như vậy.
Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đă leo lên một nấc thang mới hôm 24/9 vừa qua, khi Washington chính thức áp thuế 10% với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáp trả, Bắc Kinh cũng áp mức thuế tương ứng với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Washington.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Bắc Kinh từ chối thương lượng trong thế “dao kề cổ” và ra Sách trắng chỉ trích chính quyền ông Trump "theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa bá quyền kinh tế", trong bối cảnh cuộc chiến tiếp tục leo thang.
Ngoài ra, căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc cũng leo thang nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Trong những ngày qua, nhiều oanh tạc cơ của Mỹ đă bay qua khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Jim Mattis cũng gay gắt chỉ trích việc Bắc Kinh củng cố các tiền đồn quân sự trên các đảo đang có tranh chấp.
Đáp lại, Trung Quốc cho rằng việc Mỹ cho máy bay ném bom B-52 (có khả năng mang bom hạt nhân) bay qua Biển Đông là hành động “khiêu khích” và yêu cầu Mỹ chấm dứt những hành động bị cho là phá hoại mối quan hệ quân sự giữa hai bên.
Đồng thời, Bắc Kinh đă lên án việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và chỉ trích quyết định của Washington khi trừng phạt tài chính một cơ quan quân sự Trung Quốc v́ đă mua thiết bị quốc pḥng của Nga.
Trung Quốc mới đây từ chối cho phép một chiến hạm Mỹ ghé thăm cảng Hồng Kông và triệu hồi tư lệnh Hải quân Trung Quốc đang trong chuyến thăm Mỹ.
Ông Jean-Pierre Cabestan, một nhà nghiên cứu về Trung Hoa, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang t́m cách tăng áp lực lên Trung Quốc nhiều nhất có thể. “Nhiều mặt trận được mở ra bởi v́ sự cạnh tranh trùm lên tất cả các lĩnh vực. Mỹ t́m cách ḱm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Ngoài chiến tranh thương mại, hai nước cũng đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh, nước nào cũng muốn bảo vệ hệ tư tưởng của ḿnh”, ông khẳng định.