Vậy là điểm sáng cuối cùng quan hệ Mỹ-Trung đă tắt. Từ đây có thể dẫn đến những hệ quả quan trọng. Đó là cuộc chạy đua quyền lực vô cùng mạnh mẽ.
Trong bài xă luận mới đây của tờ Bloomberg, mối quan hệ cá nhân được đánh giá là tốt đẹp kéo dài suốt 18 tháng qua, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc (TQ) Tập Cận B́nh gặp nhau, dường như đă kết thúc.
Chấm dứt t́nh bạn Tập-Trump
Ông Trump phát biểu ở cuộc họp báo sau cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York rằng Nhà Trắng có bằng chứng TQ can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ và cảnh báo các nước về sự đối lập của chính quyền ông Tập. “TQ đă nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ vào tháng 11 tới nhằm chống lại chính quyền của tôi” - ông Trump nói trước các nhà lănh đạo của thế giới nhưng không cung cấp các bằng chứng cụ thể.
Đầu tuần này, TQ đă mua bốn trang quảng cáo của tờ báo lớn nhất bang Iowa (tiểu bang thuộc miền Trung Tây nước Mỹ), chỉ trích các chính sách đánh thuế của ông Trump với hàng TQ. “Tôi không thích họ tấn công các nông dân Mỹ. Và tôi không thích họ chuyển tải những thông điệp sai lệch. Nhưng từ đó chúng tôi hiểu rằng họ đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng tôi” - ông Trump khẳng định. Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị ngay lập tức đáp trả: “Chúng tôi không và sẽ không can thiệp chuyện nội bộ của bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi bác bỏ tất cả cáo buộc bất hợp lư nhằm chống lại TQ”.
Lời qua tiếng lại giữa Mỹ-TQ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra chỉ sau vài ngày Washington chính thức áp lệnh đánh thuế 10% với 200 tỉ USD hàng hóa TQ, trong khi Bắc Kinh trả đũa bằng lệnh đánh thuế 5%-10% lên 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ. Đây là ṿng đánh thuế thứ ba giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, cũng là ṿng đánh thuế nặng nề nhất, đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ vào giai đoạn vừa không thể quay đầu, vừa chưa dự báo được điểm dừng và hệ lụy.
Giữa tháng này, phát ngôn viên Nhà Trắng khẳng định “ông Trump có mối quan hệ rất tốt đẹp với ông Tập”, ngay cả khi hai nước đang leo thang căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, phát biểu của ông Trump tại Liên Hiệp Quốc đă cho thấy điểm sáng duy nhất trong quan hệ Mỹ-Trung, tức quan hệ tốt đẹp giữa hai nhà lănh đạo, dường như cũng không c̣n nữa.
Các quan chức TQ, theo Bloomberg, cho rằng ông Trump đang nhắm vào TQ để đạt lợi ích trước mắt chính là cuộc bầu cử giữa kỳ, đồng thời nhắm đến mục tiêu dài hạn là ngăn chặn, ḱm hăm sự phát triển của TQ. Một quan chức TQ nói rằng chiến lược bầu cử tháng 11 tới của ông Trump là chuyển trọng tâm chú ư sang TQ, kích động sự thù địch của người Mỹ nhằm vào Bắc Kinh. Các thỏa thuận không đáng kể giữa Washington và Bắc Kinh, cùng với sự thay đổi trong giọng điệu của ông Trump hay ông Tập cho thấy quan hệ Mỹ-TQ không có dấu hiệu suy giảm căng thẳng mà trái lại dự báo quá tŕnh đối đầu toàn diện.
Ông Trump (phải) từng tuyên bố có t́nh bạn rất tốt với ông Tập. Ảnh: AP
Một cuộc chiến toàn diện
Trong khi các chương tŕnh đánh thuế có thể kéo dài sang năm sau, Mỹ khả năng sẽ tăng 25% thuế với 200 tỉ USD hàng hóa TQ vào cuối năm và tiếp tục nhằm vào 267 tỉ USD hàng TQ vào đầu năm 2019 th́ Washington cũng đă và đang tấn công lĩnh vực quốc pḥng TQ. Mới đây, Mỹ tiến hành trừng phạt Bộ Quốc pḥng TQ và lănh đạo đơn vị này v́ vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với Nga khi Bắc Kinh mua vũ khí của Moscow. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zheng Zeguang đă triệu tập đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và tuyên bố: “Chúng tôi kịch liệt yêu cầu Mỹ sửa chữa sai lầm và ngay lập tức rút lại lệnh trừng phạt. Nếu không, Mỹ sẽ gánh chịu hậu quả”.
Bị Washington phớt lờ yêu cầu này, TQ lập tức từ chối cấp phép cho một tàu USS Wasp - một tàu chiến đổ bộ của Mỹ cập cảng Hong Kong vào tháng 10 này, tổng lănh sự Mỹ tại Hong Kong cho biết. Lănh đạo cao cấp đơn vị hải quân TQ cũng hủy bỏ cuộc gặp cấp cao với người đồng cấp Mỹ.
Mỹ-TQ c̣n căng thẳng vấn đề Đài Loan khi Bộ Quốc pḥng TQ cũng lên tiếng mạnh mẽ hôm 24-9 sau khi Mỹ quyết định chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 330 triệu USD. Washington vẫn tiếp tục tấn công trực diện vào chính sách một TQ của chính quyền Bắc Kinh, trong khi TQ liên tục phản đối các động thái này.
Căng thẳng Mỹ-TQ không thể bỏ qua điểm nóng biển Đông, biển Hoa Đông khi quân đội Mỹ thường xuyên hiện diện, hợp tác với các quốc gia đối trọng và có tranh chấp với TQ trong khu vực, thách thức trực tiếp yêu sách chủ quyền của TQ vốn bị giới học giả lẫn chính trị gia quốc tế đánh giá là ngày càng tham vọng, hung hăng. Kể từ sau phán quyết của Ṭa Trọng tài tại Hà Lan về vụ Philippines kiện TQ, các yêu sách của Bắc Kinh trở nên suy yếu hơn bao giờ hết. Mỹ cùng đồng minh EU, Nhật Bản ngày càng quan tâm đến các hoạt động tự do hàng hải khu vực, ngay cả khi Bắc Kinh liên tục cảnh báo và đe dọa các tàu, máy bay tiếp cận các đảo nhân tạo do TQ bồi lấp, cải tạo và xây dựng trái phép ở biển Đông.
Gần nhất là vấn đề Triều Tiên, Washington cáo buộc TQ can thiệp làm chậm tiến độ phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên theo thỏa thuận Singapore. Dù TQ bác bỏ cáo buộc nhưng trước các chuyến thăm liên tục qua lại giữa lănh đạo TQ-Triều Tiên, ông Trump từng tuyên bố sẽ “không thảo luận vấn đề Triều Tiên cho đến khi xung đột thương mại Mỹ-TQ được giải quyết”. TQ được cho là thông qua Triều Tiên để tạo ảnh hưởng lên các quyết sách của Washington tại khu vực.