K-300P Bastion-P được coi là tổ hợp tên lửa mạnh nhất trong bộ ba tổ hợp tên lửa pḥng thủ bờ của Việt Nam. K-300P Bastion-P có tầm bắn lên tới 300km với tốc độ hành tŕnh bay đạt Mach 2.5 và gần như không thể bị đánh chặn. Tên lửa bờ 'khủng' nhất của Việt Nam khai hỏa như thế nào?
Theo các nguồn tin không chính thức, Việt Nam chính thức nhận các tổ hợp tên lửa pḥng thủ bờ K-300P Bastion-P từ Nga vào năm 2011 và được biên chế cho các lữ đoàn tên lửa thuộc Quân chủng Hải quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa pḥng thủ bờ biển K-300P Bastion-P của Hải quân Nga bắn thử nghiệm bên bờ biển Arctic hôm 25/9 vừa qua. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Mỗi tổ hợp tên lửa bờ K-300P của Việt Nam gồm 4 xe phóng di động K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong ṿng 3 đến 4 phút. H́nh ảnh xe phóng di động K-340P của K-300P chuyển sang trạng thái chiến đấu với các chân chống thủy lực được hạ xuống. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
H́nh ảnh khoang chứa ống phóng TPS chứa đạn tên lửa trên K-300P được mở ra hoàn toàn tự động từ trạng thái hành quân sang sẵn sàng chiến đấu. Mỗi xe phóng di động K-340P có tổ đội chiến đấu gồm 3 binh sĩ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Đi kèm bốn xe phóng di động động K-340P c̣n có bốn xe tải đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5.9 tấn dùng để tiếp đạn cho K-340P. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Cận cảnh ống phóng TPS chứa đạn tên lửa trên K-340P, các ống phóng này có chiều dài 8,1m và có đường kính 710mm, trọng lượng là 3.9 tấn. Bên trong ống phóng này là đạn tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Oniks. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Cận cảnh xe phóng di động K-340P trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu với cụm ống phóng tên lửa được dựng lên vuông gốc với mặt đất 90 độ. Carbin vận hành quá tŕnh phóng tên lửa được tích hợp vào trong xe phóng. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Xe phóng di động động K-340P, xe phóng này cũng sử dụng khung gầm đặc chủng MZKT-7930. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Bên cạnh xe phóng K-340P và xe tải đạn K-342P TZM, tổ hợp K-300P c̣n có từ 1 đến 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273). Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Đạn tên lửa P-800 Oniks khai hỏa từ tổ hợp phóng di động K-340P. Tên lửa P-800 Oniks (tên gọi cho phiên bản xuất khẩu là Yakhont) được đánh giá là một trong những sát thủ chống hạm đáng sợ nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Tên lửa P-800 nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, có đường kính thân 700mm, sải cánh 1,7m. Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay như bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – thấp đạt tầm bắn 120km. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Ở cự ly 60-80 km cách mục tiêu, radar của tên lửa sẽ được bật lên để t́m kiếm. Khi mục tiêu đă được xác định, ở khoảng cách 25-30 km, radar sẽ ngừng phát sóng và hoạt động ở chế độ thụ động. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Thiết kế đạn của tên lửa P-800 khá đặc biệt với 4 cánh điều hướng lớn ở gần phần đuôi, ở phần mũi là cửa hút không khí cho động cơ hoạt động. P-800 được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 200kg có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Công nghệ trang bị cho tên lửa hành tŕnh P-800 cũng khá tối tân như động cơ phản lực tĩnh ḍng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ gấp 2.5 lần vận tốc âm thanh khiến đối phương rất khó đưa ra phản ứng kịp thời và nó gần như không thể bị đánh chặn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Mục tiêu của P-800 bao gồm các biên đội tàu chiến, các tàu tên lửa, tàu tuần tra, tàu chiến cao tốc và cả tàu sân ba. Theo nhiều thông tin được Bộ Quốc pḥng Nga công bố ở các biến thể cải tiến Yakhont c̣n có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
Tên lửa P-800 được bắn đi từ tổ hợp pḥng thủ tên lửa bờ biển K-300P, mới được Hải quân Nga thử nghiệm bên bờ biển Arctic hôm 25/9. Nguồn ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.