Sau vụ máy bay Il-20 bị bắn rơi ngoài khơi Syria hôm 17/9 th́ mối quan hệ Nga-Israel trở nên căng thẳng. Tổng thống Nga Putin từ chối thẳng thừng lời đề nghị cuộc gặp của người đồng cấp Irael. Liệu hai nước này có ddooid dầu nhau không?
Chuyên gia Nga cho rằng khó có khả năng xảy ra đối đầu quân sự giữa hai quốc gia sau vụ việc này.
Hăng thông tấn TASS dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng mối quan hệ Nga-Israel xấu đi sẽ không có lợi cho Israel. Chính v́ vậy, Tel Aviv sẽ làm tất cả những ǵ có thể để hàn gắn quan hệ với Moscow, đưa nó trở về quỹ đạo ban đầu.
“Đây là một t́nh huống khẩn cấp. Israel không được lợi ích ǵ khi mối quan hệ của nước này với Nga, quốc gia đóng vai tṛ quan trọng trong khu vực Trung Đông, trở nên xấu đi nhanh chóng. Do vậy, tôi nghĩ rằng chính phủ Israel sẽ làm tất cả những ǵ có thể để giải quyết t́nh h́nh này”, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Chiến lược Nga Vladimir Fitin b́nh luận.
Đồ họa vụ máy bay Il-20 Nga bị bắn hạ ngoài khơi Syria. Ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga.
“Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từng căng thẳng sau khi Ankara bắn hạ máy bay của chúng tôi, nhưng đă được giải quyết bằng các điều kiện thỏa đáng. Theo tôi, dường như không ai muốn có thêm lực lượng đối đầu trong khu vực nhạy cảm này”, chuyên gia Fitin nói tiếp.
C̣n Irina Zvyagelskaya, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử đến từ Trung tâm Nghiên cứu Ả-rập và Hồi giáo thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS), nhấn mạnh vụ máy bay Il-20 bị bắn hạ tại Syria hôm 17/9 đă tác động tiêu cực đến mối quan hệ Nga-Israel.
“Tôi hy vọng sẽ có lời xin lỗi và giải thích từ phía Israel. T́nh h́nh vẫn có thể được cải thiện để nó không đi xa hơn nữa”, chuyên gia Irina cho hay.
Trước đó, tối 17/9, căn cứ không quân Hmeimim của Nga mất liên lạc với trinh sát cơ Il-20 vào thời điểm 4 tiêm kích F-16 của Israel tấn công các mục tiêu ở tỉnh Latakia, Syria. Chiếc máy bay Il-20 đă bị hệ thống pḥng không Syria bắn nhầm và rơi xuống Địa Trung Hải khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng.
Sau đó, Nga cáo buộc Quân đội Israel đă cố t́nh tạo ra t́nh thế nguy hiểm bằng cách lợi dụng máy bay của Nga như một lá chắn trước hệ thống pḥng không Syria. Tuy nhiên, Israel bác bỏ cáo buộc và cho rằng Syria phải chịu trách nhiệm về vụ việc này.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Tel Aviv và Moscow căng thẳng sau vụ bắn rơi máy bay Nga Il-20, ngày 24/9, Nga quyết định chuyển giao hệ thống pḥng không hiện đại S-300 cho Syria.
Về phần ḿnh, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự trong lănh thổ Syria, bất chấp hệ thống pḥng không S-300. Tuy nhiên, Israel khẳng định vẫn hợp tác với Quân đội Nga trong các chiến dịch quân sự tại quốc gia Trung Đông này.
Được biết, hồi năm 2015, Nga và Israel đă thiết lập đường dây nóng nhằm trao đổi thông tin để tránh xảy ra các vụ va chạm giữa quân đội hai nước khi tham chiến tại Syria.