Trong thực tế, Không quân Mỹ đang bị quá tải với các chiến dịch kéo dài kể với những sứ mệnh thường lệ như thực thi một vùng cấm bay. Theo kết quả 2 cuộc nghiên cứu gần đây của Tổ chức Nghiên cứu RAND và Văn pḥng Giải tŕnh chính phủ (GAO) th́ trên thực tế năng lực của Không quân Mỹ đang trong t́nh trạng u ám.
Kém ấn tượng
Cuộc nghiên cứu của RAND đă t́m hiểu xem Không quân Mỹ chiến đấu ra sao trong 4 kiểu xung đột tương lai: chiến tranh lạnh mới với Nga hoặc Trung Quốc, kèm theo là một cuộc xung đột lớn trong khu vực; cuộc chiến tranh lạnh mới, cùng với một xung đột ngắn trong khu vực; các chiến dịch thực thi ḥa b́nh, như vùng cấm bay; chiến dịch chống lực lượng nổi dậy.
Dựa vào dữ liệu lịch sử từ hoạt động thực tế của Không quân Mỹ trong các cuộc xung đột như vậy, RAND đánh giá xem liệu lực lượng này có thể đáp ứng nhu cầu đối với 8 loại sứ mệnh hay không, trong đó có chiếm ưu thế trên không, không kích, cầu không vận, tiếp nhiên liệu trên không và C3ISR (chỉ huy và do thám).
Gần như không trường hợp nào Không lực Mỹ đáp ứng được 100% nhu cầu, theo tính toán của RAND. Chẳng hạn, trong một cuộc xung đột khu vực kéo dài, Không quân Mỹ chỉ có thể đáp ứng 62% nhu cầu tấn công, 65% nhu cầu không kích và 92% yêu cầu tiếp liệu trên không.
Trớ trêu thay, kịch bản có khả năng giao tranh thấp nhất lại gây sức ép lên Không quân Mỹ nhiều nhất. Cụ thể, trong kịch bản ǵn giữ ḥa b́nh/khu vực cấm bay, không lực Mỹ chỉ có thể đáp ứng 29% nhu cầu C3ISR, 32% yêu cầu tiếp dầu, 40% chiến dịch đặc biệt và 46% sứ mệnh ném bom.
RAND đă thu thập những con số trên từ "các khu vực cấm bay được duy tŕ trong thời gian dài ở khu vực Balkan và Trung Đông, vốn đ̣i hỏi sự luân chuyển liên tục máy bay chiến đấu, tàu chở dầu và các hoạt động C3ISR". Nói cách khác, các chiến dịch kéo dài - ngay cả các sứ mệnh thường lệ như thực thi một vùng cấm bay - đều vượt quá sức Không quân Mỹ.
Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ Ảnh: FLYING-TIGERS
F-22 không sẵn sàng
Trong khi đó, một báo cáo mới của GAO cho thấy từ năm 2011-2016, không lực và hải quân Mỹ đă không đáp ứng được các mục tiêu đối với tính sẵn sàng sử dụng của máy bay.
Kết quả khảo sát 13 loại máy bay của không lực và hải quân Mỹ, trong đó có B-52, F-22, F/A-18 E/F và AV-8B, đă phơi bày những vấn đề nghiêm trọng như: công tác bảo tŕ bị tŕ hoăn, các bộ phận cần thiết không c̣n được sản xuất nữa, thiếu thợ máy và máy bay hoạt động quá thời hạn sử dụng.
Báo cáo của GAO ghi nhận: "Khi máy bay chưa đáp ứng mục tiêu sẵn sàng sử dụng, các sứ mệnh huấn luyện và hoạt động có thể không được hoàn thành đúng lúc cần thiết. Ví dụ, các sĩ quan phi đội F-22 giải thích rằng việc không có đủ máy bay sẵn sàng hoạt động dẫn đến t́nh trạng thiếu phi công được huấn luyện. Các phi công F-22 cần được huấn luyện toàn diện để bảo đảm tính ưu việt trên không của chiến đấu cơ này". Cũng theo báo cáo, vấn đề này c̣n khiến không có đủ máy bay sử dụng để ứng phó t́nh huống bất ngờ.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ đang phải xáo trộn các phi đội máy bay nhằm bảo đảm lực lượng được triển khai vẫn bảo đảm sức mạnh. Tuy nhiên, điều này khiến các đơn vị không được triển khai không đủ máy bay phục vụ huấn luyện.
Vấn đề hiện nay của Không quân Mỹ là họ phải chuẩn bị cho nhiều sứ mệnh khác nhau, như ǵn giữ ḥa b́nh hoặc chống nổi dậy. Đây là những sứ mệnh có thể không đ̣i hỏi chiến đấu nhiều nhưng cần bảo dưỡng thường xuyên. Thách thức này càng lớn khi Không quân Mỹ phải thực hiện điều đó với một phi đội máy bay đắt tiền, đang "lăo hóa" và thường cầu kỳ.
Báo cáo của GAO đặc biệt đề cập chiến đấu cơ F-22 khi cho rằng khâu tổ chức và quản lư kém của Không quân Mỹ góp phần dẫn đến những trục trặc của nó.
Sự sẵn sàng triển khai của chiến đấu cơ tàng h́nh cầu kỳ, phức tạp này bị suy giảm do các vấn đề bảo dưỡng và quy mô nhỏ của các phi đội F-22. Tác động kép này dẫn đến t́nh trạng không có đủ máy bay F-22 để đáp ứng nhu cầu của các sứ mệnh hoặc phi công không được huấn luyện đầy đủ cho kịch bản tác chiến trên không vốn là vai tṛ chính của loại chiến đấu cơ này.
Therealrtz © VietBF