Người gốc Hoa ở Mỹ đang ở thế mắc ket. Hiên nay họ đang trở thành mục tiêu bị nghi ngờ là gián điệp. Họ có thể đe dọa an ninh Mỹ khi quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi.
Du khách Trung Quốc tại Mỹ. Ảnh: Reuters.
"Mỹ là nhà của tôi. Tôi đă sống ở Mỹ hơn 70 năm và làm việc cho chính phủ Mỹ trong 50 năm trước khi nghỉ hưu. Nhưng tôi bắt đầu cảm thấy không được hoan nghênh ở đây", Chi Wang, 86 tuổi, chủ tịch của Tổ chức Chính sách Mỹ - Trung có trụ sở tại Washington, nói về căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh v́ cuộc chiến thương mại.
Wang cho biết ông buồn khi thấy gốc gác Trung Quốc khiến ông bị coi là "ít chất Mỹ hơn" hay ít đáng tin cậy hơn. "Người Mỹ gốc Hoa dễ bị tổn thương. Chúng tôi mắc kẹt ở giữa", Wang nói, theo SCMP.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều không có dấu hiệu được hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại. Trump ngày càng gay gắt với Bắc Kinh. Ông cáo buộc Trung Quốc can thiệp bầu cử và áp thuế với 200 tỷ USD hàng hóa từ tuần này, tức gần một nửa số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh coi cách tiếp cận của Trump là một phần trong chiến lược để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Triệu Lạc Tế, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tại một cuộc họp ngày 29/8 đă kêu gọi người Hoa, kể cả công dân của các quốc gia khác, ủng hộ "lợi ích quốc gia lớn" của Bắc Kinh và "giấc mộng Trung Quốc" của ông Tập Cận B́nh về sự phục hưng của dân tộc Trung Hoa.
Lời kêu gọi này đến vào thời điểm nhạy cảm. Một báo cáo lên quốc hội của Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung tháng trước đă nhắc đến các hoạt động của đảng Cộng sản Trung Quốc để bí mật gây ảnh hưởng tại Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà lập pháp Mỹ, Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác như Australia và New Zealand, cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch để tác động đến giới chính trị, học giả, trung tâm nghiên cứu và truyền thông phương Tây.
Bộ Tư pháp Mỹ tuần trước yêu cầu hai đơn vị truyền thông nhà nước Trung Quốc là Xinhua và CGTN phải đăng kư làm đại diện nước ngoài theo FARA - đạo luật yêu cầu họ phải tiết lộ quan hệ với chính phủ và các thông tin về các hoạt động và tài chính liên quan.
Quốc hội Mỹ cũng chú ư đến vấn đề này. Hồi tháng ba, các thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa Marco Rubio và Tom Cotton cùng với một số thành viên hạ viện đă tŕnh hai dự luật về chống tuyên truyền và các hoạt động gây ảnh hưởng khác của chính phủ nước ngoài.
"Mối quan hệ xấu đi là nguyên nhân khiến mọi người lo ngại. Cuộc chiến thương mại đă làm cho cuộc sống của người Mỹ gốc Hoa trở nên khó khăn hơn", Frank Wu, chủ tịch Ủy ban 100, một nhóm người Mỹ gốc Hoa có ảnh hưởng ở Mỹ, nói.
Wu cho biết người Mỹ gốc Hoa thường phải đối mặt với câu hỏi lặp đi lặp lại như "anh thật sự đến từ đâu" và luôn bị coi là người nước ngoài ở Mỹ.
"Với những người Mỹ gốc Hoa, mọi người muốn biết bạn đứng về phe nào", Wu nói. "Nếu bạn nói tôi là người Mỹ, mọi người sẽ không tin. Ngay cả khi bạn được sinh ra ở Mỹ, ngay cả khi gia đ́nh bạn đă ở đây qua nhiều thế hệ, mọi người vẫn nghĩ rằng bạn là một điệp viên hoặc có ư đồ ǵ đó xấu.
"Làm thế nào chúng tôi biết trong tâm can anh thực sự là người Mỹ?. Trước những câu hỏi và nghi ngờ như vậy, người Mỹ gốc Hoa và họ ngày càng phải chứng minh bản thân", ông nói.
Yun Sun, chuyên gia Chương tŕnh Đông Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, nói rằng chính quyền Trump đă chú ư đến các hoạt động gây ảnh hưởng ở Mỹ của Trung Quốc.
"Mỹ dường như có chính sách hoài nghi tất cả người gốc Hoa, cho dù bạn là người Mỹ gốc Hoa, công dân Trung Quốc sống ở Mỹ hay sinh viên Trung Quốc", Sun nói.
Một cuộc thăm ḍ diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 của Trung tâm nghiên cứu Pew chỉ ra rằng cứ 10 người Mỹ th́ có dưới 4 người nh́n nhận Trung Quốc với ánh mặt thiện cảm.
"Chúng ta chắc chắn đang thấy mức độ xích mích chưa từng có trong quan hệ Mỹ - Trung. Chưa đến mức như cuộc đối đầu trên tất cả mặt trận như Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, nhưng t́nh h́nh chắc chắn đang phát triển theo hướng đó", bà nhận xét.
Nghi ngờ
Một nghiên cứu của Ủy ban 100 năm ngoái cho thấy rằng người gốc Á nói chung và người gốc Hoa nói riêng có nhiều khả năng bị buộc tội gián điệp kinh tế nhất ở Mỹ. Nghiên cứu đă xem xét 136 trường hợp liên quan đến 187 cá nhân từ năm 1997 đến năm 2015.
Từ năm 2009, tỷ lệ người Mỹ gốc Hoa bị buộc tội gián điệp kinh tế đă tăng gấp ba lần. Có những người bị kết án trong khi một số được chứng minh là không có sai phạm hoặc không có căn cứ để kết tội.
Trường hợp nổi bật nhất là nhà vật lư Wen Ho Lee, người Mỹ gốc Đài Loan, bị truy tố vào tháng 12/1999 với cáo buộc lấy cắp bí mật về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ cuối cùng chỉ có thể kết tội Lee xử lư không đúng cách dữ liệu bị hạn chế, một trong số 59 tội danh ông này bị cáo buộc. Lee đă nhận tội đó.
Wen Ho Lee tại Mỹ vào tháng 9/2000. Ảnh: AFP.
Vài năm trước, nhà vật lư Xiaoxing Xi và nhà thủy văn học Sherry Chen Xiafen, cả hai đều là công dân Mỹ, cũng bị buộc tội là gián điệp Trung Quốc nhưng sau đó được chứng minh vô tội.
Khi quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ bước vào thời kỳ căng thẳng mới, ở Washington đang có nhiều lời kêu gọi Mỹ áp dụng cách tiếp cận gay gắt với nước này. Người gốc Hoa, đặc biệt là sinh viên và học giả, dễ trở thành mục tiêu bị chú ư và nghi ngờ.
Hồi tháng hai, Christopher Wray, giám đốc Cục điều tra liên bang, nói tại một phiên điều trần của Ủy ban t́nh báo Thượng viện rằng các hoạt động gián điệp của các học giả, nhà khoa học và sinh viên Trung Quốc là mối đe dọa tầm cỡ toàn xă hội và đ̣i hỏi phải có phản ứng mạnh mẽ.
Cuối tháng trước, Politico đưa tin Trump nói tại một sự kiện riêng rằng hầu hết sinh viên Trung Quốc tại các đại học Mỹ đều là gián điệp.
Robert Daly, giám đốc Viện Kissinger tại Trung Quốc và Mỹ của Trung tâm Wilson, bày tỏ sự cảm thông đối với các công dân Trung Quốc đang học tập và làm việc tại Mỹ. Nhưng ông nhấn mạnh đây là hậu quả từ chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Trong khi một số cáo buộc bị thổi phồng hay thiếu dữ liệu, những ǵ chúng ta biết về các mục tiêu và phương pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc khiến cảnh giác là điều cần thiết", ông nói.
Orville Schell, giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung tại Hiệp hội Châu Á ở New York, cho biết ông đang làm việc với một nhóm 20 chuyên gia về Trung Quốc ở Mỹ trong dự án nghiên cứu về các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Tác động của các hoạt động này vào các trung tâm nghiên cứu Mỹ vẫn c̣n hạn chế, nhưng Trung Quốc ngày càng bơm nhiều tiền cho các đại học, trung tâm nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ, họ sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn. Rơ ràng có một số can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng ta", ông nói.
Daly đổ lỗi cho ông Tập và các quan chức Trung Quốc đă khiến người Mỹ gốc Hoa bị nghi ngờ khi thường xuyên kêu gọi tất cả người gốc gác Trung Quốc trên thế giới giúp "phục hưng dân tộc Trung Hoa".
"Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh theo đuổi những mục tiêu này. Nỗ lực này không phải là mới, nhưng các chiến dịch hiện tại được tài trợ nhiều tiền hơn", Daly nói.
Nhấn mạnh rằng các chính sách và chương tŕnh của Trung Quốc làm tăng lo ngại về an ninh, Daly nói: "Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào nếu Trump yêu cầu các sinh viên Mỹ tại Trung Quốc đóng góp cho chiến lược Ấn Độ Dương -Thái B́nh Dương mở và tự do? Các tuyên bố của Bắc Kinh, một số chương tŕnh công khai và bí mật của họ, đă dẫn tới cách nghĩ rằng các học giả Trung Quốc ở Mỹ có thể đe dọa an ninh".
Trong khi đó, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng quan điểm "diều hâu" với Bắc Kinh trong quốc hội Mỹ và trong chính quyền Trump đă làm gia tăng tinh thần chống Trung Quốc trong công chúng.
Gal Luft, đồng giám đốc Viện Phân tích an ninh toàn cầu có trụ sở tại Washington, chỉ trích báo cáo quốc hội cho rằng Trung Quốc đang cố gắng thâm nhập vào các trung tâm nghiên cứu Mỹ.
"Họ đưa ra tuyên bố táo bạo nhưng không có chứng cứ", Luft nói. "Đây là một phần của chiến dịch gây hoang tưởng về ảnh hưởng của Trung Quốc, khi trên thực tế có rất ít bằng chứng để ủng hộ các lập luận đó".
Daly th́ cho rằng Mỹ đủ sức đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. "Miễn là các cộng đồng, thể chế và chính quyền địa phương của Mỹ được thông tin đầy đủ về các phương pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc. Miễn là Mỹ giữ vững các giá trị cốt lơi về sự cởi mở, đa dạng và tự do ngôn luận, chúng ta không cần phải quá lo sợ các nỗ lực của Trung Quốc, dù những nỗ lực đó có được tài trợ nhiều tiền đến mức nào chăng nữa", ông nói