Đó là việc Nepal hồi sinh dự án thủy điện với Trung Quốc. Các nước sẽ không quay lưng lại với Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc sẽ tránh được khủng hoảng của chiến tranh thương mại với Mỹ.
Bộ trưởng Thông tin Nepal ngày 24/9 công bố tái khởi động thỏa thuận với một công ty nhà nước Trung Quốc để xây dựng một nhà máy thủy điện. Thỏa thuận này đă bị hủy bỏ vào tháng 11/2017 bởi chính phủ Nepal trước đó.
Vị trí xây đập thủy điện Budhi-Gandaki ở Nepal
"Quyết định hủy bỏ thỏa thuận xây dựng nhà máy thủy điện Budhi-Gandaki với Tập đoàn Gezhouba (CGGC) của Trung Quốc đă được thực hiện không có lư do chính đáng bởi cơ quan hành pháp Nepal trước đó", ông Gokul Baskota cho biết.
Dự án này trị giá 2,5 tỷ USD, bị hủy bỏ một vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử lập pháp ở Nepal.
"Chúng tôi đă quyết định sửa chữa sai lầm này, bởi v́ Nepal không có khả năng thực hiện một dự án lớn như vậy, đặc biệt về tài chính", Bộ trưởng Thông tin Nepal cho biết.
Nhà máy thủy điện Budhi-Gandaki (miền trung tâm Nepal), dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng điện của Nepal. Đất nước này không giáp biển và phải đối mặt với t́nh trạng thiếu điện kinh niên, dự kiến sẽ là một phần của Con đường tơ lụa mới, một sáng kiến của Trung Quốc để tăng cường ảnh hưởng quốc tế.
CGGC, đă tham gia vào việc xây dựng ba nhà máy thủy điện nhỏ hơn ở Nepal, thường bị chỉ trích về việc để đội giá đầu tư và kéo dài thời hạn hoàn thành các công trường xây dựng.
Việc xây dựng Budhi-Gandaki được trao cho CGGC mà không có đấu thầu quốc tế. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nepal Ram Sharan Mahat lo lắng về sự thiếu minh bạch trong thủ tục đấu thầu mà ông tin rằng sẽ làm trầm trọng thêm t́nh h́nh nợ công của Nepal. Vào tháng 11/2017, chính phủ Nepal đă viện dẫn sự thiếu minh bạch trong thủ tục đấu thầu để từ bỏ dự án đă được phê duyệt vào tháng 6/2017