Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều tuyên bố về khả năng sẽ ở lại Syria ngay cả khi đă vắng bóng IS.
Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis hôm 24/9 đă tuyên bố về tương lai của quân đội Mỹ tại Syria sau khi vắng bóng IS.
Phát biểu tại Lầu Năm Góc, ông Mattis nói rằng quân đội Mỹ sẽ ở lại lâu hơn để đào tạo lực lượng địa phương kể cả sau khi khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị tiêu diệt.
Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis
Ông Mattis cho biết rằng, hiện tại, IS vẫn là trọng tâm duy nhất của khoảng 2.000 quân đội Mỹ tại Syria, với mục tiêu là giúp đỡ các lực lượng dân chủ Syria đánh bại khủng bố và huấn luyện lực lượng an ninh địa phương để bảo vệ các khu vực đă được giải phóng.
"Quân đội của chúng ta đă và đang ở đó v́ mục đích này. Chúng ta đă huấn luyện lực lượng an ninh địa phương, để đánh bại IS và tiêu diệt Vương quốc Hồi giáo cực đoan này trên phương diện địa lư và bảo đảm nó không quay trở lại khi chúng tôi rời khỏi đây. Do vậy, chúng tôi vẫn c̣n một số việc phải làm, với người địa phương” - Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ nhấn mạnh.
Ông Mattis nói thêm: “Khi chúng tôi đă loại bỏ phần c̣n lại của IS, mục tiêu của chúng tôi sẽ là thiết lập các yếu tố an ninh địa phương để ngăn ngừa sự trở lại của chúng”.
Quan điểm này của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ dường như có khác đôi chút với lư do hiện diện quân sự tại Syria được cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, John Bolton tuyên bố.
Ông Bolton nói với AP tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc: “Chúng tôi sẽ không rời Syria chừng nào quân Iran c̣n nằm bên ngoài biên giới Iran, trong số đó có các dân quân và những người ủy nhiệm của Iran”.
Ông Bolton được cho là đang ám chỉ tới lực lượng Hezbollah và lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có mặt ở Syria.
Việc này có thể khiến cho chiến dịch của Mỹ ở Syria rơi vào trạng thái mập mờ về pháp lư. Mỹ bị cấm phát động chiến tranh nếu không nhận được sự đồng thuận của Quốc hội, nhưng lại được phép tấn công các nhóm Hồi giáo như Taliban, al-Qaeda, IS và các chân rết của họ ở châu Phi và Trung Đông theo luật AUMF năm 2001 của Mỹ về việc chống khủng bố. Luật này được thông qua chỉ 3 ngày sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, cho phép Mỹ sử dụng “lực lượng cần thiết và thích hợp” để chống lại những kẻ đứng đằng sau vụ khủng bố.
IS không tồn tại vào năm 2001 nhưng chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng quy mô của luật này được mở rộng sang các nhóm khủng bố kế nhiệm al-Qaeda.
Cố vấn an ninh John Bolton gần đây đă cố gắng đàm phán một thỏa thuận với Nga về việc buộc quân đội Iran phải rút khỏi Syria, tuy nhiên sự cố máy bay giám sát IL-20 Nga bị bắn hạ sau cuộc không kích từ đồng minh Israel của Mỹ đă gián tiếp "giết chết" mọi nỗi lực.
"Thay đổi chế độ ở Iran không phải là chính sách của chính quyền Mỹ. Những ǵ chúng tôi mong đợi từ Iran là sự thay đổi lớn trong hành vi của họ. Và cho đến khi điều đó xảy ra, Washington sẽ tiếp tục triển khai những ǵ mà Tổng thống Trump đă gọi là "áp lực tối đa" đối với Tehran" - ông John Bolton nói rơ.
Dẫu thế nào, tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc và vị cố vấn Nhà Trắng đều hướng đến việc quân đội Mỹ sẽ duy tŕ sự hiện diện lâu dài ở Syria, trái ngược hẳn với tuyên bố trước đây của Tổng thống Donald Trump rằng, Mỹ nhiều lần muốn rút quân khỏi khu vực này.
VietBF © Sưu tầm