Chẳng cần mất một giọt máu, Trung Quốc vẫn có thể bành trướng ra toàn thế giới. Hiện nay Bắc Kinh đang thâu tóm cảng biển trên thé giới nhât slaf châu Âu. Các nước ở châu lục này đang phản ứng dữ dội.
Các hoạt động thương mại của Trung Quốc ở châu Âu đang ngày càng gây lo ngại về nguy cơ các khoản đầu tư cảng biển có thể liên quan đến mục đích quân sự và đe dọa rủi ro an ninh đối với nước sở tại.
Trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - kế hoạch được công bố hồi năm 2013 nhằm thúc đẩy thương mại, kết nối ở châu Á, châu Phi, châu Âu và hơn thế nữa - Trung Quốc đă tăng cường đầu tư đáng kể trên toàn cầu, đặc biệt là cơ sở hạ tầng hàng hải. Các công ty của Trung Quốc như Cosco Shipping Ports và China Merchants Port Holdings đẩy mạnh mua lại cổ phiếu hoặc kư thỏa thuận xây nhà ga tại các cảng biển ở nước ngoài. Trong đó, Cosco Shipping Ports đă khai thác một cảng container tại TP Piraeus - Hy Lạp vào năm 2008 khi chính phủ nước này gần như vỡ nợ.
Đến nay, Bắc Kinh đă giành được chỗ đứng ở 3 cảng lớn nhất châu Âu - sở hữu 35% cổ phần cảng Euromax ở TP Rotterdam - Hà Lan, chiếm 20% cổ phần cảng Antwerp - Bỉ và mới xây nhà ga tại cảng Hamburg - Đức.
Trung Quốc đă đầu tư vào cảng Piraeus - Hy Lạp và biến nơi này thành cảng đông đúc nhất Địa Trung Hải Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Tuy nhiên, Trung Quốc không phải lúc nào cũng gặp suôn sẻ khi tiếp cận các cảng nước ngoài với nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Tại Israel, Bắc Kinh đang xây dựng 2 cảng mới ở Haifa và Ashdod. Các học giả địa phương gần đây lên tiếng kêu gọi chính phủ Israel đánh giá mức độ Trung Quốc có thể can thiệp vào nền kinh tế của nước này mà không ảnh hưởng đến lợi ích an ninh quốc gia.
Trong khi đó, ông Frans-Paul van der Putten, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Quan hệ Quốc tế Hà Lan, cho rằng mối lo ngại ngày càng gia tăng trong ḷng châu Âu khi Trung Quốc có thể tận dụng sự tham gia của ḿnh vào các cảng ở châu lục này để mở rộng ảnh hưởng chính trị với các nước thành viên. Chuyên gia này nói với tờ The South China Morning Post (Hồng Kông): "Các bước đi nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực cảng ở châu Âu châm ng̣i phản ứng dữ dội. Đây là một trong những lư do khiến các chính phủ ở lục địa già ngày càng hoài nghi về ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và là nguyên nhân thúc đẩy cuộc thảo luận về khuôn khổ chọn lọc đầu tư nước ngoài ở quy mô châu Âu".
Trong cuộc hội thảo do Trường ĐH Haifa (Israel) và Viện Hudson (Mỹ) tổ chức gần đây, ông Gary Roughead, cựu tư lệnh Hải quân Mỹ, cho rằng hoạt động cảng của Trung Quốc cũng dẫn đến những phản ứng dữ dội từ Mỹ liên quan đến mối đe dọa thông tin và an ninh mạng. "Các nhà khai thác cảng Trung Quốc có thể theo dơi chặt chẽ hoạt động của tàu Mỹ, nắm bắt được các hoạt động bảo tŕ, có quyền truy cập những thiết bị di chuyển đến và đi từ các địa điểm sửa chữa cũng như tự do tương tác với thủy thủ của chúng tôi trong giai đoạn lâu dài" - ông nói.
Cùng chia sẻ quan điểm đó, ông Shaul Chorev, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Israel, cho rằng "sự kết hợp mục đích quân sự vào việc sử dụng dân sự" của Trung Quốc làm dấy lên những lo ngại về tác động an ninh từ việc tăng cường đầu tư cảng nước ngoài của nền kinh tế thứ hai thế giới.