Điều kiện để Tehran ở lại thỏa thuận hạt nhân là được tiếp tục bán dầu mỏ và mang lợi nhuận về Iran an toàn.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif
Đó chính là tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif. Ông khẳng định Tehran sẽ tuân theo các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân miễn là nước này được đáp ứng lợi ích.
"Thỏa thuận này không phải là một cuộc phiêu lưu cảm tính, đó là một sự thỏa hiệp của lư trí. Iran sẵn sàng tiếp tục tôn trọng miễn là nó đáp ứng những lợi ích của chúng tôi. Lợi ích đó là Tehran vẫn có thể tiếp tục bán dầu với khối lượng hợp lư và đem doanh thu về Iran”, ông Zarif nói.
Ngoại trưởng Iran nói thêm rằng đất nước ông đang t́m kiếm sự hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, khoa học, công nghệ và thương mại, nhưng "dầu mỏ và tài chính" là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả của thỏa thuận.
"Các nước châu Âu và những nước tham gia kư kết vào thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 nên t́m cách bù đắp tác động của các lệnh trừng phạt Hoa Kỳ với Iran. Vào đầu tháng 8/2018, Washington đă áp dụng gói trừng phạt đầu tiên. Sắp tới, họ c̣n áp dụng gói thứ hai, nguy hiểm hơn với kinh tế Iran", ông Zarif nói thêm.
"Điều quan trọng là châu Âu làm điều đó không phải cho Iran, mà là v́ lợi ích kinh tế lâu dài của EU", Ngoại trưởng Iran giải thích.
Thứ sáu tuần trước, hai tờ báo Đức, Der Spiegel và Handelsblatt, cho biết châu Âu cam kết thiết lập một hệ thống thương mại thay thế để phá vỡ lệnh cấm vận của Mỹ và cho phép Iran tiếp tục xuất khẩu dầu.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận Iran vào tháng 5/2018, Washington yêu cầu Tehran phải đàm phán lại nếu không sẽ chịu "áp lực tài chính chưa từng thấy" bằng cách quyết tâm cấm xuất khẩu dầu thô của Iran về 0 và đe dọa các công ty hoặc quốc gia tiếp tục mua dầu của Tehran.
Liên minh châu Âu vẫn muốn Iran ở lại với “phần thưởng” là EU sẽ đưa ra một gói các biện pháp để đảm bảo lợi ích kinh tế cho Iran.
"Chúng tôi khuyến khích Iran kiềm chế trong phản ứng với Mỹ. Iran phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của ḿnh theo thỏa thuận", lănh đạo ba nước Pháp, Đức và Anh kêu gọi sau cuộc họp đầu tháng 5/2018.
Các nhà lănh đạo châu Âu cho rằng sự ổn định của toàn bộ Trung Đông đang bị đe dọa, bởi việc cho phép Tehran tiếp tục xây dựng vũ khí hạt nhân chắc chắn sẽ châm ng̣i cho cuộc chạy đua vũ trang với các nước láng giềng.
VietBF © Sưu tầm