Lợi hại của stress đối với sức khỏe bạn đă biết chưa? Stress đều có mặt lợi và hại nên bạn không cần phải t́m cách loại bỏ mà hăy học cách kiểm soát chúng. Stress gây bệnh tim, thần kinh... nhưng nếu ở mức vừa phải lại giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả, làm tăng khả năng miễn dịch.
Tiến sĩ tâm lư Lư Thị Mai cho rằng, mọi trạng thái stress đều có hai mặt. Trên thực tế, stress cũng có nhiều lợi ích.
Những căng thẳng có lợi khi nó diễn ra trong thời gian hợp lư và ở mức độ cho phép khả năng bạn kiểm soát được. Trong công việc, bạn buộc phải tập trung toàn bộ năng lực để giải quyết hiệu quả. "Nếu không phải chịu một áp lực nào, bạn sẽ không tận dụng hết mọi khả năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Không có stress, cuộc sống bạn sẽ trở nên buồn tẻ", bà Mai nói.
Bên cạnh đó, khi căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol (hormone căng thẳng) giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Stress có thể khiến bạn trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và khỏe mạnh hơn. Lưu ư chúng chỉ có lợi trong trường hợp cân bằng và vừa phải.
Mặt khác, nếu bạn gặp quá nhiều áp lực cùng một lúc và vượt ngưỡng chịu đựng sẽ trở thành stress bất lợi. Triệu chứng thường gặp: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực... Ngoài các bệnh về tim mạch, stress có thể gây ra nhiều bệnh khác về thần kinh, tiêu hóa, sức khỏe sinh sản, cơ khớp và suy giảm hệ miễn dịch toàn thân.
Bà Mai cho rằng, trạng thái căng thẳng này không thể mất đi ngay lập tức, bởi nó chính là một phần của cuộc sống. V́ vậy, bạn không nhất thiết phải t́m mọi cách để loại bỏ stress mà hăy học cách kiểm soát các áp lực do chúng tạo ra.
Stress đều có mặt lợi và hại nên bạn không cần phải t́m cách loại bỏ mà hăy học cách kiểm soát chúng. Ảnh: SRW
Chuyên gia tâm lư Trần Thị Tâm Nhàn khuyên mỗi người cần t́m phương pháp phù hợp để pḥng tránh và vượt qua căng thẳng. Bạn nên thư giăn, t́m kiếm sự thoải mái để bù đắp những tổn thất về tâm lư và sức khỏe do stress gây ra. Ví dụ như nghỉ ngơi vài phút tạm quên đi những rắc rối và áp lực công việc, đạp xe, chạy bộ ngắm cảnh, tập thể dục, tư duy tích cực, yoga, thiền...
Mỗi người nên tập thể thao đều đặn, ít nhất ba lần một tuần. Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn tránh được những mệt mỏi, giữ cho đầu óc luôn sảng khoái. Ngoài ra, tập thể dục c̣n làm giảm căng thẳng, giải phóng xúc cảm và khiến ta ngủ ngon hơn.
Tập cách hít thở sâu hai lần trong ngày để luôn giữ được sự cân bằng về thần kinh và tâm lư. Thở sâu được xem như một kỹ thuật giữ b́nh tĩnh đối phó với những t́nh huống căng thẳng. Quan trọng nhất là ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể tái tạo lại sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
"Đặc biệt, mỗi người nên tập cười nhiều hơn. Khi bạn cười, cơ cằm và bụng sẽ giăn ra khiến bạn thở sâu hơn, những căng thẳng và mệt nhọc sẽ được giảm bớt", bà Nhàn nói.