Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung c̣n có thể kéo dài vài năm nữa. Trung Quốc đang khốn đốn v́ cuộc chiến này. Nguồn cơn cuộc đấu giữa hai người khổng lồ là ǵ?
Cố vấn về xử lư rủi ro chiến lược F. William Engdahl đă có phân tích sâu sắc về nguyên nhân v́ sao Mỹ đă phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc khó có thể bị "bẻ găy" bằng một cuộc chiến tiền tệ khi mọi khoản nợ đều do nhà nước quản lư chứ không phải tư nhân, theo JNE.
Cuộc chiến thương mại đang leo thang do Washington phát động để chống lại Trung Quốc không hoàn toàn là để cân bằng thặng dư thương mại. Có vẻ như gần đây Bắc Kinh đă kết luận được điều này. Tất cả là một cuộc tấn công toàn diện vào chiến lược của Trung Quốc muốn trở thành một nền kinh tế dẫn đầu, tiến bộ và hoàn toàn tự chủ mà so sánh với phương Tây về mặt kỹ thuật sẽ có phần tiên tiến hơn. Đây chính là nội dung cơ bản trong chiến lược "Made in China" của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh: Chiến lược kinh tế quốc gia năm 2025.
Địa vị siêu cường thống trị thế giới của Mỹ sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra. Giống như đế quốc Anh đă tạo ra vũ đài Thế Chiến I để tiêu diệt mối đe dọa tiềm tàng của một siêu cường Đức, hiện tại Washington đang chạm trán với nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc và cân nhắc các lựa chọn của ḿnh. Cuộc đụng độ sẽ c̣n khốc liệt hơn trong những tháng tới trừ phi Mỹ lui bước - điều sẽ không xuất hiện ở thời điểm hiện tại.
Ông Trump đă phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc.
Phó chủ tịch Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc vụ viện Trung Quốc ông Long Quốc Cường trong một bản tuyên bố gần đây đă phản ánh quan điểm hiện tại của giới lănh đạo Trung Quốc, tuyên bố rằng điều mà ông gọi chính xác là "ngăn chặn chiến lược" là vấn đề trung tâm mà Mỹ nhắm vào trong cuộc chiến thương mại. Ông chỉ ra điều này được thực hiện bằng cách "bóp nặn những lợi ích" với các hành động như đe dọa gây ra các cuộc chiến thương mại hoặc thực hiện chúng một cách thực tế để gây sức ép mở cửa các thị trường, với mục đích tấn công vào mô h́nh phát triển "chủ nghĩa tư bản nhà nước" của Trung Quốc để duy tŕ bá quyền của Mỹ.
Một số chuyên gia cho rằng năm 1997, Washington đă từng thực hiện một cuộc tấn công tương tự, sử dụng các quỹ pḥng hộ nhằm ngăn chặn những con hổ kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Hồng Kông và các nền kinh tế châu Á phát triển nhanh khác. Hệ quả của những cuộc tấn công tiền tệ và kéo theo đó là khủng hoảng tiền tệ là sự ép buộc phải tái cấu trúc mô h́nh kinh tế định hướng nhà nước theo yêu cầu của IMF - được gọi là "đồng thuận Washington".
Trước đó, bắt đầu bằng thỏa ước Plaza giảm giá đồng USD so với Yên Nhật, Washington đă tạo ra bong bóng trên thị trường bất động sản và chứng khoán Nhật và sau đó Ngân hàng Nhật phải tiến hành giảm phát lâu dài để kiểm soát sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế Nhật. Bá quyền của Wall Street với đại diện của nó từ Washington ở Cục dự trữ liên bang FED, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Bộ tài chính Mỹ không muốn có một sự cạnh tranh công bằng.
Đầu tháng 3.2018, tổng thống Mỹ đă có ḍng tweet trong đó nói rằng khi một đất nước mất nhiều tỷ USD với hầu hết các nước có giao thương với ḿnh th́ một cuộc chiến thương mại là tốt và dễ dàng thắng lợi.
Lần này, Trung Quốc với thặng dư thương mại hiện tại đến phần lớn từ các sản phẩm Trung Quốc sản xuất cho Apple, GM và vô số các công ty Mỹ và châu Âu, quyết định trở thành một nền kinh tế độc lập công nghệ cao một cách nhanh nhất có thể và không phụ thuộc vào việc tiếp cận được các công nghệ quan trọng của Mỹ như vi xử lư máy tính. Với những lệnh trừng phạt gần đây chống lại các công ty điện tử hàng đầu của Trung Quốc như Huawei và ZTE, thật dễ hiểu tại sao Trung Quốc cần đọc những khẩu hiệu chính trị mà Washington đang viết lên Vạn Lư Trường Thành.
Như thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đă nhấn mạnh gần đây sau những cuộc hội đàm tại Bắc Kinh về việc hủy bỏ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá hàng chục tỷ USD của Trung Quốc. Những dự án vốn đă được người tiền nhiệm của ông Mahathir chấp thuận th́ nay bị đặt dưới ḍng chữ "chờ xem xét" - chủ yếu là để Trung Quốc "giữ thể diện". Chiến lược của Washington ở thời điểm hiện tại là kiềm chế Trung Quốc và cố gắng thay thế bằng một nước chư hầu của ḿnh.
Châu Âu cự tuyệt, ve văn Nhật Bản
Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là cố gắng lợi dụng sự căng thẳng đang leo thang giữa Washington và EU không chỉ về thương mại mà c̣n về ngân sách cho NATO. Đầu tiên, Trung Quốc đề nghị một h́nh thức mặt trận chung với EU để chống lại Washington vào tháng 7. Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đề nghị hợp tác chống lại các hành động chiến tranh thương mại của Mỹ ở cả liên minh châu Âu cũng như Trung Quốc nhưng bị thẳng thừng từ chối. Chủ tịch ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng "nói toạc" ra rằng ông thấy "không có triển vọng về mặt ngắn hạn" cho các cuộc hội đàm EU-Trung Quốc về một thỏa thuận thương mại tự do chung. Ông c̣n nhấn mạnh một cách mỉa mai "nếu Trung Quốc muốn mở cửa, họ có thể làm vậy".
Bị châu Âu cự tuyệt, Trung Quốc quay sang với Nhật Bản một đối thủ châu Á về kinh tế và chính trị. Những cuộc đàm phán thương mại ở cấp thấp đă được bắt đầu từ hồi tháng 4 giữa chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - ba nền kinh tế đứng đầu châu Á. Những cuộc hội đàm song phương giữa Trung Quốc và Nhật Bản có vẻ như đạt được một ư nghĩa lớn. Sự chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh tại Bắc Kinh giữa thủ tướng Nhật Shinzo Abe và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đang được hoàn tất.
Đây sẽ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một vị thủ tướng Nhật Bản kể từ khi căng thẳng bắt đầu vào năm 2011 và leo thang đột ngột khi Washington thúc đẩy Nhật Bản có những bước tiến mạnh mẽ hơn trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Sensaku mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư - Nhật Bản đă đưa quần đảo này vào quyền kiểm soát của đất nước tháng 9.2012.
Dấu hiệu của những cuộc pḥng vệ chung chống lại sự leo thang chiến tranh tài chính của Mỹ là Trung Quốc và Nhật đă đồng ư gia hạn những hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương được tiến hành từ năm 2002 khi châu Á khủng hoảng tài chính, nhằm chống lại các cuộc tấn công tiền tệ. Những hiệp định này đă bị ngừng từ năm 2013 khi căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc dâng lên đỉnh điểm. Nhật đang phải chịu thiệt hại nặng nề với các lệnh trừng phạt của Mỹ với thép và nhôm Nhật cũng như những mối đe dọa mới từ việc Mỹ áp thuế với ô tô nhập khẩu của nước này. Nhật Bản đáp trả bằng những hiệp định thương mại tự do với EU và hiện tại đang khôi phục những mối quan hệ với đối thủ lớn nhất tại châu Á là Trung Quốc.
Chiến lược trường kỳ của Mỹ
Những quyền lực ngầm đang kiểm soát sâu sắc chiến lược địa chính trị của Mỹ sẽ t́m mọi cách để "bẻ găy" Trung Quốc với các lệnh trừng phạt, gây áp lực về nhân quyền tại Tân Cương, gây ra chiến tranh tài chính và có thể sẽ đe dọa về mặt quân sự. Như Zbigniew Brzezinski từng tuyên bố nếu Mỹ mất quyền kiểm soát đại lục Á Âu, cuộc chơi với một siêu cường duy nhất sẽ kết thúc. Trung Quốc phải bị "bẻ găy" để ngăn chặn điều đó.
Có một chướng ngại lớn với cuộc chiến tài chính của Mỹ chống lại Trung Quốc. Không giống như Nhật Bản những năm 1980, nợ của Trung Quốc được nắm giữ chủ yếu bởi những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và được quản lư bởi ngân hàng trung ương - Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. V́ thế, số nợ khổng lồ hàng ngàn tỷ USD của Trung Quốc cũng giống như mọi thứ khác đều do nhà nước kiểm soát chứ không như Nhật Bản.
Để Washington có thể kiểm soát Trung Quốc một cách hiệu quả ở điểm này, Mỹ cần làm như những năm 1990 tại Nga khi phá vỡ sự kiểm soát tiền tệ và khiến cho ông Boris Yeltsin tạo ra một ngân hàng trung ương độc lập của Nga. C̣n hiện tại, Trung Quốc có thể xử lư nợ của chính ḿnh một cách hoàn toàn độc lập với đồng USD không như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina hay hầu hết các nước đều phụ thuộc vào các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu tư nhân quản lư vấn đề tiền tệ.