Vừa qua Mỹ chính thức khôi phục Hạm đội 2. Việc này bắt buộc phải làm nhằm ứng phó với hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Đại Tây Dương. Việc này không thể chậm trễ được nữa.
Hải quân Mỹ đă chính thức tái lập Hạm đội 2 nhằm tập trung lực lượng vào Bắc Đại Tây Dương, nơi quân đội Nga đă hoạt động với tần suất ngày càng tăng và chưa từng có từ thời Chiến tranh Lạnh.
Quyết định này đă được Chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Hạm đội Mỹ (USFF), Đô đốc Chris Grady công bố vào ngày 24-8, cho phép triển khai các tàu chiến Mỹ tăng cường hoạt động ở Bờ Đông nước Mỹ và phía Bắc biển Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển Na Uy và Nga.
Các hạm đội được khôi phục này phản ánh một sự thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ gần đây, từ tập trung vào chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông - nơi nhóm cực đoan nhà nước Hồi giáo năm ngoái phần lớn bị đánh bại - chuyển sang cạnh tranh với ảnh hưởng với cả Nga và Trung Quốc.
Tàu sân bay USS George H. W. Bush sẽ hoạt động cho Hạm đội 2 của Mỹ tại Bắc Đại Tây Dương
"Chúng tôi không t́m kiếm một cuộc chiến", Tư lệnh Tác chiến Hải quân John Richardson cho biết khi đang ở trên tàu sân bay USS George H. W. Bush ở Norfolk, Virginia, nơi Hạm đội 2 sẽ hoạt động, "Nhưng cách tốt nhất để tránh một cuộc chiến là phát triển Hải quân mạnh nhất, tinh nhuệ và cạnh tranh nhất có thể".
Ông Richardson khẳng định, Hạm đội 2 có thể "tiến hành các hoạt động chiến đấu mang tính quyết định để đánh bại bất kỳ kẻ thù nào".
Cả Trung Quốc và Nga đang xây dựng lực lượng hải quân lớn hơn khi thường xuyên di chuyển và mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của họ. Riêng với Nga, đă gia tăng tuần tra bằng tàu ngầm, trong khi đồng thời gia tăng các hoạt động quân sự khác.
Năm 2017, Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc Nga Vladimir Korolyov cho biết, đội tàu ngầm của quốc gia này đă trải qua hơn 3.000 ngày tuần tra, bằng đúng tiến độ hoạt động tuần tra của Liên Xô trước đây. Có thể hoạt động tuần tra bằng tàu ngầm c̣n tăng trong năm 2018 này.
Ngày 24-8, Đô đốc Hải quân Nga Viktor Kravchenko nói với hăng tin Interfax rằng để "duy tŕ sự b́nh đẳng" với sự hiện diện của Mỹ, các hạm đội phương Bắc và Baltic của Nga sẽ cần các tàu đi biển mới.
"Hải quân của chúng tôi nhận được một số tàu mới mỗi năm, nhưng, thật không may, chúng tôi xây dựng một số lượng rất hạn chế các tàu chiến tuần tra", ông nói.