Kim cương xanh là loại kim cương cực hiếm và nó được h́nh thành từ hơn 1 tỉ năm trước vẫn ẩn chứa không ít bí ẩn. Với sắc xanh mê hoặc, viên kim cương Hope lừng danh bậc nhất thế giới có một quá khứ phức tạp và bí ẩn trước khi ngự ở bảo tàng Smithsonian ở Washington (Mỹ). Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature mới đây cho thấy lịch sử địa chất của kim cương xanh thậm chí c̣n phức tạp hơn.
Cỗ máy thời gian đặc biệt
Các nhà khoa học từ lâu đă biết sắc xanh của loại kim cương hiếm này đến từ một nguyên tố có trong nước là boron. Tuy nhiên, boron chủ yếu được t́m thấy gần bề mặt trái đất chứ không ở độ sâu mà kim cương thường được tạo ra.
Trong khoảng 200.000 viên kim cương mới có 1 viên màu xanh. Cũng giống như tất cả loại kim cương khác, kim cương xanh h́nh thành khi carbon chịu áp suất và nhiệt độ khắc nghiệt sâu trong ḷng đất. Trong quá tŕnh đó, những mẩu đá nhỏ xíu có thể mắc kẹt bên trong kim cương, như những hóa thạch trong hổ phách. "Kim cương là một cỗ máy thời gian đặc biệt" - chuyên gia địa hóa học Steven Shirey thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) ví von.
Ông Shirey cùng các đồng nghiệp đă dùng laser để nghiên cứu các khiếm khuyết của kim cương - những mảnh khoáng chất nhỏ xíu bị kẹt bên trong - tại Viện Ngọc học Mỹ (GIA) ở bang California.
Ông Evan Smith, chuyên gia của GIA, cho biết ánh sáng phản chiếu đă giúp họ xác định khoáng vật bên trong. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra kim cương xanh được h́nh thành ở độ sâu lớn hơn các loại kim cương khác, trong đó một số thậm chí c̣n ở độ sâu hơn 660 km. Hầu hết kim cương thông thường được h́nh thành ở độ sâu khoảng 150-200 km.
Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu, boron của các đại dương cổ đại được kết hợp vào loại đá serpentinite. Những tảng đá này sau đó được đưa xuống sâu hơn do chuyển động của các mảng kiến tạo và sẽ giải phóng toàn bộ nước có trong nó.
Phần lớn nước đó quay trở lại bề mặt trái đất nhưng một phần nhỏ bị mắc kẹt trong các khoáng chất khác và tiếp tục luồn xuống sâu hơn. Đến một độ sâu nhất định, chúng giải phóng boron và các nguyên tố khác. Nếu trong số các nguyên tố này có đủ carbon, boron sẽ thay thế một số nguyên tử carbon và tạo ra kim cương xanh.
Được tin là đă hơn 1,1 tỉ năm tuổi, viên kim cương Hope ước tính trị giá 200-250 triệu USD và đang nằm trong bảo tàng Smithsonian ở Washington - Mỹ. Ảnh: WIKI, AP
Những cái chết bi thảm
"Nguồn gốc của kim cương xanh là một câu hỏi vô cùng lư thú và chúng ta hiếm khi thấy chúng. Và những viên nổi tiếng nhất, như kim cương xanh Hope quư giá, nắm giữ một sự thần bí như vậy" - ông Kim Tait, chuyên gia đá quư tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở TP Toronto - Canada, chia sẻ. Cũng theo ông Tait, Hope từ lâu bị đồn thổi là mang theo một lời nguyền khủng khiếp khi ít nhất 10 người đă chết thê thảm sau khi chạm vào nó.
Ngoài cái tên Hope, viên kim cương kỳ bí này c̣n được biết tới với những mỹ danh quư phái khác như Le Bijou du Roi (trang sức của nhà vua), Le bleu de France (màu xanh của nước Pháp)… Khi nằm trong tay người được cho là chủ sở hữu đầu tiên - một thương gia buôn đá quư người Pháp nổi tiếng nhiều thế kỷ trước tên Jean Baptiste Tavernier, viên kim cương xanh này nặng tới 112 carat.
Có thông tin nói trước khi tới tay thương gia Tavernier, nó được đào lên từ khu mỏ Kollur ở Golconda - Ấn Độ và có h́nh tam giác. Tuy nhiên, lại có đồn đoán rằng ông Tavernier lấy cắp nó từ mắt của bức tượng thần Sita tại Ấn Độ. Cái chết của ông Tavernier không bao lâu sau khi chạm vào viên kim cương đă bắt đầu khiến nhiều ánh mắt hướng vào nó với sự sợ hăi rợn người.
Theo trang Siedu, năm 1668, viên kim cương được bán cho vua Louis XIV của Pháp và sau đó được thợ kim hoàn nổi tiếng Sieur Pitau mài giũa lại, chỉ c̣n nặng hơn 67 carat và từ đó được gọi là Le bleu de France.
Nó được nhà vua ưu ái mang theo trong nhiều dịp lễ cho tới khi ông qua đời v́ hoại tử và không rơ v́ đâu những người con hợp pháp của ông về sau đều chết yểu, chỉ c̣n lại một người. Chưa hết, ngay cả người hầu cận thân tín của vua Louis XIV là Nicholas Fouquet, sau vài lần được "ban cho vinh dự" đeo viên kim cương vào một số dịp đặc biệt, cũng đột ngột bị thất sủng và chịu cảnh giam cầm 15 năm.
Đến đời vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette, viên ngọc hiếm cũng được cả hai hết mực yêu quư. Tuy vậy, họ đều gánh chịu cái kết bi thảm - bị chặt đầu trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Bạn thân của hoàng hậu, công chúa Marie Louise xứ Savoy, từng đeo viên kim cương đôi lần, cũng bị sát hại.
Sau khi bị đánh cắp và biến mất không dấu vết, Le bleu de France bất ngờ xuất hiện ở London vào năm 1812 với phiên bản nặng hơn 40 carat. Sau khi mua lại viên đá, vua George IV của Anh qua đời năm 1830 và để lại một khoản nợ lớn. Chín năm sau, nó về tay nhà sưu tập đá quư Henry Philip Hope và bắt đầu mang cái tên Hope. Ông này chết không lâu sau đó. Năm 1901, hậu duệ của ông Henry trong lúc túng quẫn đă bán viên đá quư để lấy tiền trả nợ.
Viên kim cương lưu lạc tới tay hoàng tử Nga Ivan Kanitovsky. Khi ông tặng Hope cho người t́nh, nàng đă bị bắn chết ngay trong đêm đầu tiên đeo nó. Hai ngày sau, hoàng tử cũng bị sát hại.
Về sau, một thợ kim hoàn Hà Lan có tên Wilhelm Fals cắt gọt Hope thêm lần nữa. Ông đă bị chính con trai ḿnh sát hại. Người con sau đó cũng tự tử. Viên kim cương tiếp tục mang lại không ít tai ương khi qua tay ít nhất 3 chủ nhân nữa trước khi dừng chân ở bảo tàng tại Washington từ tháng 11-1958.
VietBF © sưu tầm