Mỹ chỉ có thể ra lệnh trừng phạt khi các nước phụ thuộc vào ḿnh. Với cách suy luận như vậy nên Bộ trưởng Ngoại giao Đức đă hiến kế giúp các nước tránh lệnh trừng phạt của Mỹ. Đó là khuyến nghị Châu Âu nên t́m cách giảm phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán của Mỹ bằng cách tạo ra các kênh tài chính của riêng ḿnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức ông Heiko Maas cho rằng châu Âu cần có hệ thống thanh toán riêng.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas kêu gọi thành lập các kênh thanh toán độc lập, giúp các doanh nghiệp châu Âu tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ khi châu Âu không hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran theo đề nghị của Mỹ.
"Là người châu Âu, chúng tôi đă nói rơ với người Mỹ rằng việc loại bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran một sai lầm", ông Maas nói và cho biết: "Chúng tôi sẽ tăng cường quyền tự chủ của châu Âu bằng cách thiết lập các kênh thanh toán độc lập với Hoa Kỳ, tạo ra một Quỹ tiền tệ châu Âu và xây dựng một hệ thống SWIFT độc lập”.
Trong khi hệ thống SWIFT giám sát việc chuyển khoản ngân hàng quốc tế, th́ một quỹ tiền tệ châu Âu sẽ củng cố khả năng của EU để hỗ trợ các quốc gia bị khủng hoảng kinh tế. Việc thiết lập các kênh tài chính độc lập sẽ cho phép EU và các doanh nghiệp châu Âu tránh được các biện pháp trừng phạt từ Mỹ, nhưng điều này có khả năng sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa Mỹ và Châu Âu vốn đă gia tăng trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.
Ngoài lời đe dọa áp thuế nhập khẩu và chỉ trích nhằm vào NATO, việc Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là một đ̣n giáng mạnh vào quan hệ Mỹ - Âu.
Đức đă giúp Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc và Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đạt được thỏa thuận với Iran và đă cố gắng thuyết phục Trump duy tŕ Hiệp ước này.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ được tái áp đặt đối với Iran vào đầu tháng 8, và Mỹ cảnh báo bất kỳ công ty nào kinh doanh tại Iran, ngay cả những công ty bên ngoài nước Mỹ, cũng có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt thứ cấp.
Đức, Anh và Pháp đang t́m cách để cứu văn thoả thuận và ngăn chặn các công ty của họ rút khỏi Iran, mặc dù một số công ty đă làm như vậy, bao gồm công ty dầu mỏ khổng lồ Total của Pháp và công ty Siemens của Đức.
Ông Maas cho biết, mặc dù lịch sử và đấu tranh cho ḥa b́nh đă kéo châu Âu và Mỹ lại gần nhau, nhưng nh́n lại quá khứ khó dẫn đến tương lai tốt đẹp giữa Mỹ và châu Âu. "Đây là thời điểm quan trọng để đánh giá lại quan hệ đối tác của chúng tôi - không phải là bỏ lại sau lưng mà để đổi mới và bảo tồn mối quan hệ này", ông Maas nói và lưu ư rằng “Mỹ và châu Âu đă dần xa cách trong nhiều năm.
VietBF © sưu tầm