Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long đă vô cùng thất vọng khi một lượng dữ liệu khổng lồ của 1,5 triệu bệnh nhân của SingHealth, tập đoàn y tế lớn nhất Singapore bị đánh cắp. Ông Lư Hiển Long cũng nằm trong số dữ liệu bị đánh cắp này.
Nhiều chuyên gia cho rằng người đằng sau vụ việc này không ai khác ngoài Trung Quốc. “Đó là kiểu làm điển h́nh của người Trung Quốc”, Fergus Hanson, người đứng đầu Trung tâm chính sách mạng thuộc Viện chính sách chiến lược Úc. Ông cũng nói rằng Bắc Kinh đă từng vài lần bị tố cáo là đánh cắp dữ liệu y tế ở Mỹ.
Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long rất thất vọng khi nghe tin dữ liệu của 1,5 triệu bệnh nhân của SingHealth, tập đoàn y tế lớn nhất Singapore bị hacker đánh cắp.
Ở Singapore, dữ liệu y tế có thể được dùng để tống tiền hoặc thao túng các nhà chính trị nổi bật, các lănh đạo doanh nghiệp nếu họ có những vấn đề về y tế tế nhị như bệnh lây nhiễm qua đường t́nh dục.
Vụ tin tặc này là một bước lùi đối với quốc đảo đang hướng đến là một “Quốc gia thông minh” (Smart Nation) với các dự án áp dụng công nghệ vào mọi mặt trong đời sống. Nếu tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu y tế, chúng có thể thâm nhập vào phá rối các hệ thống tài chính, giao thông…
Vụ đánh cắp dữ liệu y tế ở Singapore bắt đầu xảy ra vào ngày 27-6-2018, đến ngày 4-7, nó mới được phát hiện, tức khoảng một tuần. Đây là thời gian phát hiện rất nhanh, nếu so với các nước khác trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.
Theo công ty an ninh mạng Fire Eye ở Mỹ, khoảng thời gian trung b́nh của một vụ tin tặc ăn cắp dữ liệu, từ lúc nó bắt đầu được thực hiện cho đến khi nó bị phát hiện ở châu Mỹ là 75,7 ngày; ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi là 175 ngày, c̣n ở châu Á - Thái B́nh Dương là 498 ngày.
Thời gian trung b́nh cần thiết để các các châu lục phát hiện hệ thống thông tin bị tin tặc tấn công.
Thống kê trên chứng tỏ hai điều. Tin tặc ở châu Á rất cao tay. Các nước trong khu vực này vẫn c̣n thiếu nhận thức về an ninh mạng và các giao thức chia sẻ thông tin khi bị tấn công. Chuyên gia Matt Palmer từ công ty tư vấn quản lư rủi ro Willis Towers Watson, cho rằng, “việc SingHealth từ một nước rất coi trọng về an ninh mạng như Singapore c̣n bị tấn công là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nước châu Á”.
Các vụ xâm nhập an ninh mạng mỗi năm khiến cho nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 600 tỉ đô la Mỹ, theo Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington D.C. Một nghiên cứu khác của Microsoft Asia và Frost & Sullivan chỉ ra tin tặc gây ra những thiệt hại kinh tế, trực tiếp và gián tiếp, đối với khu vực châu Á - Thái B́nh Dương năm 2017 là 1.740 tỉ đô la, tương đương 7% GDP của khu vực.
Các chuyên gia cảnh báo Malaysia là nước cần cẩn thận nhất vào lúc này, bởi mối quan hệ không tốt với Bắc Kinh trong thời gian gần đây. Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, gần đây đă cho xem xét lại toàn bộ các dự án hạ tầng mà ông cho rằng “không công bằng” với Malaysia trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.
“Chúng tôi cho rằng những hành động nhắm đến các tổ chức ở Malaysia sẽ gia tăng tới đây”, Sandra Joyce, chuyên gia từ Fire Eye nhận xét.
Các nước châu Á - Thái B́nh Dương cần làm ǵ để đối phó với mối nguy hại này? Quan trọng nhất là hợp tác quốc tế, theo Fire Eye. Singapore đang sử dụng quyền chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay để đẩy mạnh các sáng kiến về an ninh mạng, trong đó có kế hoạch hợp tác với Úc, và đợt tập huấn an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản đang diễn ra tại Bangkok.
Nhưng điều khó khăn trong hợp tác là các nước trong khu vực có sự nhận thức, chuẩn bị và ưu tiên thực hiện an ninh mạng rất khác biệt. Ông Ou Phannarith, đứng đầu bộ phận về an ninh mạng thuộc Bộ Viễn thông và Bưu điện Campuchia thừa nhận, ưu tiên về đầu tư ở mỗi quốc gia đang rất khác nhau, như Campuchia là ưu tiên xây dựng các hạ tầng như bệnh viện, trường học, chưa thể dành ngân sách lớn cho an ninh mạng.
VietBF © Sưu tầm