Cuộc chiến giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan với người đồng cấp Mỹ Donald Trump sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Ankara sau khi kết thúc.
Hiện tại, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang ở mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ. Hiện giá đồng tiền đang không ngừng xuống dốc. Ông có bài phát biểu ngập ngừng, không giúp mấy cho việc củng cố niềm tin.
Tổng thống Erdogan, như nhiều lần trước đó, đổ lỗi cho một quốc gia khác. Đó là Mỹ.
“Thật đáng xấu hổ”, ông Erdogan phát biểu tại một sự kiện. “Các bạn đang đổi một đối tác chiến lược tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lấy một mục sư”.
Mục sư được nhắc đến là Andrew Brunson, công dân Mỹ bị Thổ Nhĩ Kỳ giam từ năm 2016. Brunson bị nghi là gián điệp cùng một số cáo buộc khác – như liên quan đến cuộc đảo chính bất thành tại Ankara – mà ông cùng giới chức Mỹ đều bác bỏ. Những nỗ lực của Mỹ để Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho Brunson đến nay vẫn chưa thành công.
Ankara được cho là muốn đổi Brunson lấy Hakan Atilla, nhà ngân hàng bị Mỹ kết tội v́ liên quan đến một kế hoạch lách lệnh trừng phạt lên dầu mỏ Iran. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tức tối bởi Thổ Nhĩ Kỳ dùng Brunson làm con tin chính trị. Cuộc gặp cấp cao tại Washington tuần trước với phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng chấm dứt khi Mỹ yêu cầu thả tự do cho Brunson ngay lập tức.
Tổng thống Trump sau đó thông báo tăng thuế với nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, đẩy đồng lira xuống thấp kỷ lục. Khủng hoảng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đến trước thời điểm đó chỉ là do yếu tố nội tại, thuế đă khiến mọi thứ tồi tệ hơn và dường như chỉ ông Trump hài ḷng với kết quả này.
Tổng thống Erdogan tiếp tục nêu quan điểm của ông trong một bài viết trên New York Times, kêu gọi phản đối “những hành động đơn phương của đồng minh lâu năm Mỹ nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ”. Ông nhắc lại các lần coi thường tương tự trước đó của Mỹ như không sẵn sàng giao Fethullah Gulen, giáo sĩ Hồi giáo bị cáo buộc chủ mưu trong vụ đảo chính năm 2016, và việc Washington vẫn hỗ trợ lực lượng người Kurd ở Syria.
Ông Erdogan tiếp đó đưa ra lời đe dọa rơ ràng, kêu gọi Washington “từ bỏ quan niệm sai lầm rằng quan hệ giữa hai bên là bất cân xứng và sự thật là Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều sự thay thế”.
Nếu Mỹ không thay đổi cách tiếp cận, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “t́m kiếm những người bạn mới, đồng minh mới”, ông Erdogan tuyên bố. Trên thực tế, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đă củng cố quan hệ với Nga và t́m cách hàn gắn với các nước quốc gia Tây Âu. Thổ Nhĩ Kỳ c̣n nhập khẩu đáng kể dầu mỏ từ Iran, có thể làm xói ṃn nỗ lực của Mỹ trong việc cô lập quốc gia Hồi giáo này.
Tuy nhiên, tuyên bố trên chỉ khiến Erdogan có thêm đối thủ ở Washington, nơi ông vốn đă là một nhân vật không mấy người ưa.
Quốc hội Mỹ gần đây thông qua thương vụ quan trọng, bán các chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ với các điều kiện bao gồm cả thả Brunson ngay lập tức. Phe chỉ trích Erdogan trong nhóm lập chính sách đối ngoại Mỹ không thích cách lănh đạo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. C̣n Trump, không như những đời tổng thống Mỹ trước đó, thể hiện ư chí bất tận khi cần cứng rắn với đồng minh trong các vấn đề có bất đồng.
“Washington nh́n chung đă cố trấn an thị trường quốc tế trong những thời khắc trên, đặc biệt là khi nhà đầu tư lo ngại khủng hoảng lan rộng”, Wall Street Journal viết. “Trump thay vào đó lại càng gây áp lực với Ankara”. Điều này ảnh hưởng đến toàn cầu. Bất ổn từ Thổ Nhĩ Kỳ châm ng̣i lo ngại tại các thị trường mới nổi và khiến những ngân hàng châu Âu có nợ liên quan đến Ankara báo động.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Aaron Stein, chuyên gia về Trung Đông tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng ông Erdogan đă đánh giá sai trầm trọng t́nh h́nh.
“Cán cân sức mạnh bất đối xứng, hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ”, theo Stein. “Không có giới hạn trên cho sự leo thang từ phía Mỹ. Đó chính là điều người Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không kiểm soát được”.
Lời kêu gọi hợp tác từ ông Erdogan tới NATO cũng không hiệu quả, do quan hệ không mấy tốt đẹp giữa nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu c̣n ông Trump đang chỉ trích liên minh quân sự này.
“Với một chính quyền hoặc một tổng thống không mang lại lợi ích ǵ nhiều cho NATO, giá trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong tư cách thành viên cũng giảm”, Jacob Funk Kirkegaard, Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, nói. “Chính quyền Trump sẽ không nỗ lực để cứu một tổ chức không có giá trị”.
Giới phân tích hy vọng những chiếc đầu lạnh sẽ thắng thế. “Rắc rối kinh tế và pháp lư ở Thổ Nhĩ Kỳ là rơ ràng nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng không giúp ích ǵ cả”, Mustafa Akyol, nhà b́nh luận người Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết.
“Thay vào đó, chúng có thể phản tác dụng, thúc đẩy tâm lư chủ nghĩa dân tộc và đẩy Thổ Nhĩ Kỳ hướng về phía Nga. Cần có ngoại giao nhiều hơn, không phải trừng phạt”.
Tuy nhiên, không nhiều biện pháp ngoại giao có tác dụng. Tổng thống Erdogan giờ dựa vào tâm lư chủ nghĩa dân tộc để lư giải việc ông tăng cường kiểm soát đất nước. Ông tái đắc cử hồi tháng 6 nhờ sự ủng hộ từ phe này, cam kết gia tăng kiểm soát sẽ giúp lèo lái kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi khủng hoảng. Tiếc là mọi thứ lại chỉ tệ thêm.
“Cuộc khủng hoảng hiện tại là cực điểm từ sự quản lư liều lĩnh của ông Erdogan. Khắc phục sẽ cần nhiều năm – nhiệm vụ đ̣i hỏi có đội ngũ lănh đạo mới, quan điểm khác biệt hoàn toàn”, Aykan Erdemir, thành viên Tổ chức Quốc pḥng Các nền dân chủ tại Washington, một nhà chỉ trích Erdogan, viết.
Hơn nữa, ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ chịu thiệt hại, ông Erdogan cũng không bị ảnh hưởng về chính trị. Erdemir lưu ư phe đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ không có tiếng nói và “do không có thế lực đủ mạnh để phế truất Erdogan, ông ta gần như chắc chắn sẽ đẩy bản thân cùng kinh tế quốc gia vào hố sâu hơn nữa”.
Trong khi đó. ông Trump lại có thể giành lợi thế bằng cách từ chối thỏa hiệp. Ông có thể tranh thủ cơ hội để hành động cứng rắn hơn, thu hút thêm người ủng hộ.
VietBF © Sưu tầm