Cuộc chạy đua vũ trang của nhiều nước trên thế giới đang gay gắt hơn lúc nào hết. Mỹ muốn ḿnh là thống soái của vũ khí. Bởi vậy Mỹ 'vung tay' nâng cấp vũ khí phức tạp nhất thế giới để hạ gục mọi mục tiêu.
Hệ thống chiến đấu Aegis sẽ được Mỹ tích hợp vào các hệ thống tên lửa đánh chặn hiện hành của Mỹ. Khi được tích hợp chắc chắn đây sẽ là vũ khí cực mạnh và nguy hiểm nhất thế giới.
Nhận biết được sự cần thiết phải ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công nào từ đối phương, mới đây Tổng thống Trump đă kư ban hành cho phép nước này chi 716 tỷ USD với gần 10 tỷ USD chi cho Cơ quan Pḥng thủ tên lửa (MDA) để tài trợ cho việc nghiên cứu mở rộng hệ thống pḥng thủ tên lửa. Theo đó, Mỹ sẽ lắp đặt thêm một tầng pḥng thủ vào hệ thống đánh chặn tên lửa hiện hành của Mỹ.
Hệ thống đánh chặn tên lửa Mỹ tiếp tục được tích hợp thêm một tầng pḥng thủ vô cùng lợi hại.
Thông tin cụ thể về vấn đề này, Trung tướng Samuel Greaves- người đứng đầu Cơ quan pḥng thủ tên lửa MDA cho biết, ông muốn tích hợp Hệ thống chiến đấu Aegis vào các pḥng thủ tên lửa đánh chặn ICBM của Mỹ hiện có. Theo đó, hệ thống Aegis, chủ yếu được triển khai trên các tàu chiến, có thể được trang bị thêm hệ thống lá chắn Tên lửa tiêu chuẩn 3 Block IIA (SM-3 IIA).
Thực chất, kế hoạch này của Mỹ chính là con đường nhanh nhất để hạ gục tên lửa muốn tấn công các mục tiêu trong nước. Các giai đoạn này bao gồm: Đầu tiên là đánh chặn tên lửa tới mục tiêu ngay sau khi phóng; chặn tên lửa bay trong không gian sau khi vượt qua tầng khí quyển Trái Đất và bắn hạ cả tên lửa đă trở lại khí quyển chuẩn bị tấn công mục tiêu. Các hệ thống pḥng thủ tiềm năng mới phải được thử nghiệm để đảm bảo có thể đánh chặn được bất cứ tên lửa ICBM nào bắn từ đối thủ.
Nói tới sức mạnh hệ thống chiến đấu Aegis, các chuyên gia quân sự cho biết, đây là vũ khí do Hải quân Mỹ triển khai, được mệnh danh là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới và là "trái tim" của hệ thống pḥng thủ chống tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia mà Mỹ đang xây dựng.
Hệ thống chiến đấu Aegis được Lockheed Martin thiết kế và đưa vào sử dụng lần đầu đầu tiên từ năm 1987 trên tuần dương hạm Ticonderago, biến thể sử dụng trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke được đưa vào sử dụng năm 1991.
Điểm làm nên sức mạnh cho hệ thống chiến đấu Aegis chính là sự kết hợp các thiết bị phức tạp khác nhằm để tạo ra hệ thống chiến đấu toàn diện để đối phó với các t́nh huống chiến đấu khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng pḥng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD.
Vũ khí này được tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dơi các mối đe dọa khác nhau từ ḿn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo.
Trong đó, vũ khí chính của hệ thống chiến đấu Aegis là tên lửa đánh chặn Standard Missile (SM). Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn tối đa tới 170 km với tầm cao 24 km. Biến thể SM-2 Block IIIA sử dụng đầu ḍ radar bán chủ động, SM-2 Block IIIB sử dụng đầu ḍ hồng ngoại bán chủ động.
Các biến thể Aegis hiện đại hơn sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-161 SM-3, tên lửa có tầm bắn lên đến 500 km, tầm cao tới 160 km, tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa ở bên ngoài tầng khí quyển.
Hiện tại, hệ thống chiến đấu Aegis đă được tích hợp trên toàn bộ các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderago của Mỹ cùng với một số tàu khu trục của Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Na Uy với khoảng hơn 100 tàu chiến