Vào năm tới, thủ đô Cairo sẽ được thay thế bằng thủ đô mới. Đây là một đại đô thị với hệ thống giao thông thông minh, không gian xanh “khủng”, đủ cho 6,5 triệu người sinh sống.Đặc biệt là đại đô thị này được xây dựng với tốc độ nhanh khủng khiếp.
Một công tŕnh xây dựng tại thủ đô hành chính mới của Ai Cập.
Hăng NBC News (Mỹ) ngày 10/8 đưa tin Ai Cập dự trù chuyển bộ máy chính phủ tới thủ đô mới trong tháng 6/2019, chỉ 4 năm sau khi Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi công bố dự án xây dựng đại đô thị này.
Công nhân xây dựng tại thủ đô tương lai của Ai Cập.
Thành phố mới chưa được đặt tên này dự kiến là nơi có ṭa tháp cao nhất châu Phi, giáo đường Hồi giáo lớn nhất Ai Câp...
Tuy nhiên, việc xây dựng thủ đô mới quy mô lớn cũng gây ra nhiều ư kiến trái chiều. Ông Timothy Kaldas tại Viện Chính sách Trung Đông Tahrir ở Cairo đánh giá: “Chính phủ dành hàng chục tỷ USD để xây dựng thành phố này ở thời điểm họ cũng khẳng định chúng ta cần phải thắt chặt chi tiêu, thực sự là thông điệp trái ngược”.
Mô h́nh về thủ đô hành chính mới của Ai Cập được công bố năm 2015.
Cách đây 40 năm, một thành phố mới cũng được xây dựng từ sa mạc tại Ai Cập mang tên Sadat. Thành phố Sadat được kỳ vọng trở thành trung tâm phát triển thịnh vượng giữa Cairo và Alexandria. Tuy nhiên, thực tế không được như kỳ vọng và hiện nay tại Sadat có khoảng 150.000 cư dân sinh sống.
Cairo trong khi đó đang ngày càng trở nên chật chội, và đang là nhà của 1/5 dân số Ai Cập. Không chỉ là thủ đô chính trị của quốc gia, Cairo c̣n đóng vai tṛ là trung tâm văn hóa. Tuy nhiên, Cairo phải đối mặt với t́nh trạng tắc nghẽn thường xuyên và cơ sở hạ tầng “không c̣n đủ sức” để nhận thêm nhiều người.
Trước t́nh trạng quá tải ở Cairo và Ai Cập cần một thủ đô mới, ông Kaldas nhấn mạnh: “Nếu mọi người bị đối xử theo kiểu đó là nơi phải đến th́ họ có thể muốn dành thời gian ở Cairo hoặc Alexandria. Nhưng nếu chính phủ có thể thuyết phục người dân chuyển đến thành phố này th́ đó lại là câu chuyện khác”.
Tổng thống Sissi đă dự tính nhiều lư do để thủ đô mới trở nên cuốn hút. Đầu tiên, là lợi ích kinh tế đối với lĩnh vực xây dựng. Tiếp đó là về an ninh, quân đội sẽ nắm quyền chỉ huy và quản lư trung tâm của thủ đô mới, góp phần tạo nền tảng bảo vệ chính phủ khỏi mối đe dọa từ lực lượng nổi dậy.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi.
Tổng thống Sissi từ trước đến nay không hề giấu tham vọng của ông khôi phục ánh hào quang trong quá khứ với Ai Cập là đầu tàu của thế giới Arab. Thủ đô mới được kỳ vọng kéo về thêm nhiều đầu tư nước ngoài, các công ty quốc tế và bắt kịp với những quốc gia Vùng Vịnh đă thay đổi nhanh chóng trong hai thập niên qua.
Kể từ khi Tổng thống Sissi lên nắm quyền, đă có rất nhiều công tŕnh quy mô được khởi động xây dựng. Năm 2015, Ai Cập đă mở kênh đào Suez mới. Trong năm 2018 này, chính phủ Ai Cập cũng công bố về dự án năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới tại tỉnh Aswan.
Therealrtz © VietBF