Quan hệ Canada và Saudi Arabia hiện nay đang đứng trước thách thức lớn. Hai đồng minh của Mỹ là Saudi Arabia và Canada đă rơi vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có vào tuần trước. Theo đó Riyadh trục xuất Đại sứ Canada, gọi đại sứ của ḿnh về nước và đóng băng mọi quan hệ thương mại sau khi Ottawa chỉ trích Riyadh về nhân quyền.
Quan hệ Canada - Saudi Arabia trước thách thức lớn
Saudi Arabia trục xuất đại sứ Canada sau cáo buộc can thiệp nội bộ
Arập Xêút ngày 5-8 thông báo quyết định trục xuất Đại sứ Canada tại Riyadh và đóng băng toàn bộ quan hệ thương mại giữa hai nước nhằm đáp trả lời chỉ trích lặp đi lặp lại của Ottawa về việc Riyadh đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền. Arập Xêút gia hạn cho đại diện ngoại giao Canada phải rời khỏi vương quốc này trong ṿng 24 giờ và triệu hồi đại sứ của họ tại Canada về "tham vấn".
Thông báo của Riyadh được đưa ra sau khi Đại sứ quán Canada kêu gọi thả ngay lập tức các nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ tại Arập Xêút. Vương quốc Arập Xêút "sẽ không chấp nhận bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào các vấn đề nội bộ của ḿnh hoặc các nguyên tắc áp đặt khác", Bộ Ngoại giao Arập Xêút ngày 7-8 cho biết trên Twitter.
Thông báo của Arập Xêút phản ánh thái độ cứng rắn của Thái tử Mohammed bin Salman trong đường lối đối ngoại. Riyadh c̣n tiếp tục thông báo rằng vương quốc đă quyết định "đóng băng các giao dịch đầu tư và thương mại mới" với Canada.
Canada không lùi bước và tỏ ra cứng rắn khi cảnh báo rằng họ sẽ tiếp tục "bảo vệ nhân quyền" trên thế giới. Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tuyên bố thẳng thừng tại lễ khai mạc hội nghị về b́nh đẳng giới ở Vancouver: “Tất cả mọi người phải biết rơ là Canada sẽ luôn bảo vệ nhân quyền tại Canada cũng như trên khắp địa cầu”. “Quyền phụ nữ cũng là nhân quyền", bà Chrystia Freeland nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland.
"Cam kết của Canada về việc đặt nhân quyền làm trung tâm chính sách đối ngoại đă thu hút được sự chú ư trong những ngày gần đây, dĩ nhiên tôi đang đề cập đến việc Đại sứ Canada tại Arập Xêút bị trục xuất", Ngoại trưởng Freeland nói thêm. "Chúng tôi thực sự quan ngại" và "chúng tôi đang cố t́m hiểu thêm về tuyên bố gần đây của Vương quốc Arập Xêút", Marie-Pier Baril, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Canada, nói trong một tuyên bố trước đó.
Sau những phản ứng cứng rắn này, Arập Xêút tiếp tục thông báo đ́nh chỉ luôn các chương tŕnh học bổng đại học cho các công dân Canada và tuyên bố ư định chuyển số học bổng đó sang cho các sinh viên Mỹ.
Mọi chuyện bắt đầu khi Đại sứ quán Canada tại Arập Xêút cho biết họ quan ngại "sâu sắc" trước một làn sóng mới bắt giữ các nhà hoạt động nhân quyền trên vương quốc Arập Xêút. "Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Arập Xêút thả họ ngay lập tức cũng như tất cả các nhà hoạt động nhân quyền ḥa b́nh khác", đại sứ quán cho biết trong một tuyên bố được đăng trên Twitter.
Bộ Ngoại giao Ảrập Xêút đă phản bác thông cáo của Đại sứ quán Canada. "Thật buồn là những từ ngữ như thế lại được đưa vào một văn bản ngoại giao của Canada. Điều này là không thể chấp nhận trong quan hệ giữa hai nước", Bộ Ngoại giao Arập Xêút cho biết.
Vào ngày 2-8, người đứng đầu chính sách ngoại giao của Canada, Chrystia Freeland, cho biết đă "rất sốc khi biết tin Samar Badawi bị cầm tù", một nhà hoạt động v́ sự b́nh đẳng giữa phụ nữ và nam giới, bị bắt vào trước đó cùng với đồng nghiệp của bà là Nassima al-Sadah. Samar Badawi là người từng nhận Giải thưởng Quốc tế về sự can đảm của phụ nữ do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao tặng vào năm 2012. Bà đă vận động trao trả tự do cho em trai ḿnh, Raif Badawi, một blogger bất đồng chính kiến và Walid Abu al-Khair, người chồng cũ của bà.
Là công dân Arập Xêút, Raif Badawi đă bị bắt giam từ năm 2012 v́ những b́nh luận chống đối nhà nước được đăng trên blog của ḿnh. Ông đă bị kết án 10 năm tù và phạt đánh 1.000 roi v́ "xúc phạm Hồi giáo" vào tháng 11-2014. Vợ của Raif Badawi, Ensaf Haidar, đă sống ở Quebec kể từ mùa thu năm 2013 với 3 người con.
Tháng 4 năm ngoái, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đă nói với Hoàng tử Arập Xêút về "mối quan ngại sâu sắc và liên tục của ông" đối với blogger bị cầm tù trên. Vụ bắt giữ Samar Badawi và đồng nghiệp của bà diễn ra một vài tuần sau những vụ bắt giữ hàng chục nhà hoạt động v́ quyền phụ nữ. Những người này bị buộc tội phá hoại an ninh quốc gia và câu kết với kẻ thù. Một số người đă được phóng thích.
Cũng giống như Samar Badawi, Nassima al-Sadah là một nhà đối lập lâu năm ở Arập Xêút, nơi người phụ nữ bị đối xử không được công bằng như nam giới, nhất là trong học tập, du lịch hoặc kết hôn, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế. Tổ chức này đang kêu gọi chính phủ các nước tham gia cùng Canada để Arập Xêút thả “vô điều kiện và ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm".
Thái tử Mohammed bin Salman.
Thái tử trẻ tuổi của Arập Xêút gần đây đưa ra một loạt chính sách cải cách, chẳng hạn như trao quyền lái xe cho phụ nữ, nhằm cải thiện h́nh ảnh quốc gia vào thời điểm vương quốc này đang chuẩn bị tái cơ cấu sau nhiều thập niên phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ.
Cán cân thương mại giữa hai nước nghiêng về Arập Xêút, đạt hơn 4 tỷ đôla Canada (2,7 tỷ euro) vào năm 2017, theo Viện Thống kê Canada. "Đó là khoản giao dịch nhỏ so với các giao dịch của Canada với những nước khác trên thế giới", Thomas Juneau, một chuyên gia về Trung Đông tại Đại học Ottawa và cựu cố vấn khu vực cho Bộ Quốc pḥng Canada, nói với AFP.
Tuy nhiên, Canada có thể phải chịu "một tác động kinh tế đáng kể", ông Juneau cho biết, nếu Arập Xêút quyết định hủy bỏ một hợp đồng trị giá 15 tỷ USD để mua các loại xe bọc thép hạng nhẹ của Canada kư trong năm 2014. "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu thỏa thuận cuối cùng bị hủy bỏ".
"Arập Xêút thật dễ dàng để phá vỡ quan hệ với Canada hơn với các nước khác", ông Bessma Momani từ Đại học Waterloo ở Canada cho biết. "Do không có trao đổi thương mại lớn, việc Arập Xêút tấn công chính phủ của Thủ tướng Trudeau có thể có một số ảnh hưởng với các đồng minh khu vực Trung Đông. Đó là chưa kể hàng ngàn sinh viên Arập Xêút ở Canada có thể bị ảnh hưởng", ông Momani nhận định.