Hàng trăm nền tảng cho vay trực tuyến ở Trung Quốc đóng cửa khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lao đao v́ mất hết tiền tiết kiệm.
Cảnh sát nói chuyện với người biểu t́nh tại Bắc Kinh ngày 6/8. Ảnh: AFP.
Nhiều người đến từ mọi miền Trung Quốc như Quảng Đông hay Tân Cương ngày 6/8 tập trung tại Bắc Kinh để biểu t́nh sau khi họ bị mất tiền trên các sàn cho vay trực tuyến ngang hàng (Peer to Peer - P2P).
Sự kiện này hé lộ một góc tối của ngành tài chính mà các giới chức Trung Quốc đă để nó phát triển nhanh chóng với ít giám sát. Lời hứa về lợi nhuận hai con số đă thu hút những người muốn t́m kiếm nơi sinh lợi nhiều hơn so với các ngân hàng thông thường, theo CNN.
Sàn giao dịch cho vay ngang hàng là cơ chế cho vay trực tiếp và tín chấp, giúp người đi vay mượn tiền từ nhà đầu tư qua công cụ trực tuyến, không cần qua trung gian. Bloomberg ước tính 50 triệu người Trung Quốc sử dụng dịch vụ. Gần đây, một số trang cho vay dừng hoạt động và biến mất với tiền của nhà đầu tư, trong khi những trang khác bị chính quyền đóng cửa.
Một người quản lư dự án xây dựng 28 tuổi giấu tên ở Bắc Kinh đă đầu tư 275.000 NDT (40.000 USD) vào một sàn đóng cửa vào tháng trước có tên Tourongjia.
"Ban đầu tôi không thể tin nổi rằng trang đó lại sập. Nhưng cuối cùng, tôi đă phải chấp nhận sự thật", thanh niên nói. Số tiền bị mất bao gồm tiền tiết kiệm của cha mẹ, vay mượn từ bạn bè và số tiền mà anh định dùng để mua một căn hộ cho ḿnh và người vợ mang thai.
Tourongjia đang bị cảnh sát điều tra. Chính phủ hồi tháng 7 thông báo chủ tịch của sàn này đă mất tích và 13 nghi phạm đang bị giam giữ. Họ khuyên các nhà đầu tư báo cáo thiệt hại cho cảnh sát càng sớm càng tốt. Đường dây điện thoại của công ty không c̣n hoạt động.
Các trang web như Tourongjia là phương án tiện lợi hơn cho nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi vay tiền qua hệ thống ngân hàng thông thường, vốn thường ưu tiên công ty nhà nước hoặc các công ty lớn hay có liên quan đến chính trị.
Chính phủ Trung Quốc ban đầu khuyến khích sự phát triển của ngành này. Nhưng sau đó "nó trở thành nam châm thu hút những hành vi khai báo sai và phạm tội, những điều dễ dàng xảy ra tại các hoạt động được kiểm soát lỏng lẻo", Brock Silvers, giám đốc điều hành của công ty tư vấn đầu tư Kaiyuan Capital tại Thượng Hải, đánh giá.
Bắc Kinh đang cố gắng làm sạch ngành này với các quy định chặt chẽ hơn, một phần trong nỗ lực tăng cường kiểm soát với các lĩnh vực tài chính rủi ro. Số lượng các sàn cho vay ngang hàng đóng cửa tăng vọt từ 28 vào tháng 5 lên 218 vào tháng 7, theo công ty theo dơi Wangdaizhijia.
Andrew Collier, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu tài chính Orient Capital ở Hong Kong cho biết: "Các nhà quản lư đă nghiêm túc hơn trong việc xử lư vấn đề v́ họ nhận ra nó đang nằm ngoài tầm kiểm soát".
Người quản lư dự án xây dựng 28 tuổi cho biết anh từng nghĩ rằng khoản đầu tư của ḿnh an toàn bởi v́ Tourongjia dường như được chính phủ hậu thuẫn. Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng đề cập đến các cuộc họp giữa các giám đốc điều hành công ty và các quan chức chính quyền địa phương ở thành phố Hàng Châu, nơi Tourongjia đặt trụ sở. Các quan chức chính phủ đă đến tham quan văn pḥng và thậm chí c̣n dự tiệc của Tourongjia.
Chính quyền Hàng Châu trả lời yêu cầu b́nh luận về vấn đề này.
Sau sự ra đi của Tourongjia, không có dấu hiệu những người mất tiền sẽ được đền bù. "Ở Trung Quốc, luật pháp chỉ bảo vệ một nhóm nhỏ chứ không phải đại chúng như chúng tôi", thanh niên 28 tuổi nói.
Anh và những người khác bị mất tiền trên các trang web tương tự đang cố gắng chuyển những bất b́nh của họ lên chính quyền trung ương nhưng họ vẫn chưa thành công. Cuộc biểu t́nh bên ngoài văn pḥng quản lư tài chính ở Bắc Kinh hôm 6/8 đă nhanh chóng bị cảnh sát giải tán. Ngân hàng trung ương Trung Quốc không trả lời về tổn thất của nhà đầu tư.
Những người mất tiền nói rằng họ sẽ không từ bỏ.
Một nhân viên bán bảo hiểm 36 tuổi, mất khoảng 1,4 triệu NDT (200.000 USD) v́ Tourongjia, nói rằng các cuộc biểu t́nh sẽ được tiếp tục.
"Chúng tôi cần đấu tranh cho quyền lợi của ḿnh", anh nói. "Cuộc sống của tôi đă bị hủy hoại. Bây giờ, tôi giống như một người tị nạn tài chính".
VietBF © sưu tập