Loài Cá vây tay (Coelacanth) được gọi là loài cá "hóa thạch sống". Bởi v́ chúng là một trong những loài cá tồn tại lâu nhất trên đại dương thế giới. Thật đau ḷng khi chúng cũng không thoát khỏi sự tàn phá môi trường của con người.
Rác thải nhựa c̣n nguyên vẹn trong bụng loài cá "hóa thạch sống".
Theo IFL Science, Blue Planet Society, nhóm hoạt động v́ môi trường ở Anh, mới đây đă đăng tải bức ảnh chụp một con cá vây tay có túi rác mắc kẹt trong ruột. Theo tổ chức này, bức ảnh do ngư dân Indonesia chụp từ trước nhưng không được chia sẻ rộng răi.
“Mọi người đùa tôi sao? Túi rác được t́m thấy trong bụng cá vây tay”, Solomon David, chuyên gia nghiên cứu các loài cá nguyên thủy nói. “Xin hăy vứt rác đúng nơi, đúng chỗ”.
Loài cá này thường chỉ sống ở vùng biển sâu và rất ít khi bị con người nḥm ngó. Nhưng những h́nh ảnh mới được công bố cho thấy loài cá được xem là "hóa thạch sống" này cũng không an toàn trước vấn đề mà sinh vật sống trong đại dương phải đối mặt.
Cá vây tay hầu như không hề thay đổi trong suốt hơn 400 triệu năm qua. Điều đó có nghĩa là loài cá này đă tồn tại từ trước khi khủng long xuất hiện 160 triệu năm.
Các nhà nghiên cứu từng cho rằng cá vây tay đă tuyệt chủng hàng triệu năm trước khi phát hiện chúng bơi ở vùng nước sâu tại Ấn Độ Dương ngoài khơi Nam Phi năm 1938.
Loài cá hóa thạch sống có thân h́nh gớm ghiếc hầu như không thay đổi trong 400 triệu năm qua.
Cá vây tay Indonesia nằm trong danh mục loài dễ tổn thương trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các chuyên gia bảo tồn ước tính chỉ c̣n 10.000 cá thể trưởng thành trong tự nhiên.
Loài cá này có thể bị ngư dân bắt nhầm dù chúng không có giá trị về mặt thực phẩm. Do lịch sử lâu đời và h́nh dáng xấu xí, cá vây tay thường được săn t́m để bán cho thủy cung. Các mẫu vật thường không thể sống lâu trong môi trường nuôi nhốt.
Trong những năm qua, rác thải nhựa được t́m thấy ở khắp nơi trên đại dương, từ những điểm du lịch nổi tiếng cho đến rănh nứt Mariana sâu nhất thế giới (khoảng 11.000 mét). Rác thải nhựa không tự phân hủy và có thể tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.