Đó là Nga. Nga đă bí mật "dập lửa" chiến tranh Iran-Israel ở Syria. Bằng cách nào?
Đă không có cuộc chiến nào bùng nổ giữa Iran và Israel ở Syria. Với chiến công này, Nga một lần nữa được mệnh danh là "nhà môi giới" số một ở Trung Đông.
Nga đang tiếp tục nỗ lực để thực thi một thỏa thuận nhằm ổn định t́nh h́nh tại biên giới giữa Israel và Syria. Theo thỏa thuận, lực lượng Iran đang rút lui khỏi miền Nam Syria để đổi lấy việc Damascus tiếp tục kiểm soát biên giới Syria-Israel và Israel công nhận quyền lực của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nga cũng đă triển khai cảnh sát quân sự tại biên giới cao nguyên Golan giữa Syria và Israel và lên kế hoạch thiết lập 8 đài quan sát trong khu vực. Nỗ lực này được thiết kế để ngăn chặn một cuộc xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel.
Ngày 1/8, phái viên đặc biệt của Nga ở Syria Alexander Lavrentiev, khẳng định, các lực lượng của Iran đă rút về vị trí cách 80 km từ biên giới Syria với Israel ở Cao nguyên Golan.
Nói cách khác, ông Lavrentiev tuyên bố rằng Nga đă hàn gắn thành công những bất đồng giữa Iran và Israel trong vài tháng qua.
Các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận này có lẽ đă được hoàn tất vào ngày 23/7, khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và Tổng Tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov đến thăm Jerusalem để gặp Thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc pḥng Avigdor Liberman, Tổng Tham mưu trưởng Gadi Eisenkot và người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Meir Ben-Shabbat.
Tuy nhiên, các nguồn tin thân cận với Chính phủ Israel và Nga nói với Al-Monitor cho biết, các nguyên tắc chính của thỏa thuận này đă được hoàn thiện thậm chí sớm hơn, trong chuyến thăm ngày 31/5 của ông Liberman tới Moscow.
Sự xoay chuyển của Nga
Chuyến thăm của ông Liberman đă được thực hiện rất đúng thời điểm, khi Israel và Iran đang đứng trên bờ vực của một cuộc xung đột trực tiếp. Tuy nhiên, cuộc đối đầu nguy hiểm giữa Israel và Iran đă không dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
Đă không có nước nào sẵn sàng vượt qua lằn ranh đỏ, và Nga đă cố hết sức để giải quyết t́nh h́nh bằng cách gây áp lực lên cả hai phía.
Một mặt, Moscow được cho là đă cảnh báo sẽ ngừng ủng hộ Iran nếu nước này thể hiện thái độ cố chấp. Mặt khác, Moscow đă chứng minh rằng nếu Israel tiếp tục các cuộc không kích quyết liệt chống lại Iran, nước này sẽ cung cấp cho Damascus khí tài bổ sung để bảo vệ bầu trời, bao gồm cả hệ thống tên lửa S-300 và hệ thống tên lửa tầm ngắn TOR-M1.
Nga vẫn cần lực lượng Iran để gia tăng sức mạnh cho chính quyền Assad.
Một số tờ báo quốc tế đă ngay lập tức cho rằng bằng cách thuyết phục Iran rời khỏi miền nam Syria, Nga đă ngả hẳn lập trường sang Israel.
Tuy nhiên, tờ Al-Monitor phân tích, đây không phải là sự thật. Trước hết, Moscow không có lợi ích ǵ khi lực lượng Iran rời khỏi vùng biên giới cách xa đến 80km, bởi v́ Nga cần lực lượng Iran trên mặt đất để đảm bảo khả năng quân sự của chính quyền Assad.
Moscow cũng không muốn làm suy yếu mối quan hệ của ḿnh với Tehran ở Syria, v́ điều đó sẽ phản tác dụng đối với một cuộc đối thoại rộng hơn với Iran về các vấn đề quan trọng khác đối với Điện Kremlin.
Cuối cùng, thỏa thuận này trở nên khả thi không phải do Nga gây áp lực buộc Iran phải chấp nhận, mà v́ Nga đă thành công trong việc thuyết phục Iran rằng thỏa thuận này sẽ mang đến lợi ích riêng của Iran, v́ nó sẽ giúp trả miền Nam Syria về với quyền kiểm soát của Damascus và tránh t́nh huống Israel có thể cáo buộc Iran xâm phạm biên giới.
Hơn nữa, sự hiện diện của Iran ở miền Nam Syria là không quá quan trọng trong việc kết nối với Hezbollah. Vũ khí và vật tư thiết bị của Iran vẫn có thể dễ dàng được vận chuyển thông qua sân bay Beirut.
Trên thực tế, thỏa thuận ở miền Nam Syria mang đến cả nhượng bộ lẫn lợi ích đối với tất cả các bên, nhưng nó lại không thể bao hàm trên toàn bộ lănh thổ Syria.
Nga đảm bảo Iran sẽ không kiểm soát biên giới Syria với Cao nguyên Golan. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng tước đoạt Israel một lư do để khởi động các cuộc không kích chống lại người Iran ở sâu trong lănh thổ Syria.
Do đó, Moscow sẽ không ngăn cản sự hiện diện của Iran ở các khu vực khác của Syria, khi đây là quân bài quan trọng cho phép chính quyền Assad tiếp tục chiến đấu với phe đối lập.
Theo các chuyên gia thân cận với chính phủ Israel được Al-Monitor phỏng vấn, các quan chức Israel hiểu rằng không thể loại bỏ sự hiện diện của Iran trên khắp Syria và thỏa thuận hiện tại cung cấp cho Chính phủ Netanyahu cơ hội duy nhất có thể làm giảm ảnh hưởng của Tehran ở miền nam Syria.
Về cơ bản, Nga đă đưa ra một thỏa thuận đủ tốt cho tất cả các bên, mà trong đó bảo đảm rằng khu vực sẽ không phải chứng kiến một cuộc xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel, ít nhất là trong khoảng thời gian này.