Nước Mỹ đang được gọi là "kẻ săn mồi" khi liên tục hăm dọa, ngay cả với đồng ḿnh để đạt được lợi ích thực tế.
Lợi ích trước tiên
Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ mới đây đă đăng tải một bài phân tích những động thái của ông Trump với thế giới, đặc biệt là các đồng minh châu Âu.
Foreign Affairs đă gọi Mỹ là “kẻ săn mồi” v́ sẵn sàng hăm dọa, “đánh tỉa” để đạt được lợi ích thực tế.
Theo Foreign Affairs, Tổng thống Trump đă có giọng điệu đầy giận dữ nhằm vào những đồng minh lớn nhất của Mỹ. Trong một buổi tập hợp ủng hộ vào tháng 6, ông đă tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) “được gây dựng để lợi dụng Mỹ”.
Hồi đầu tháng 6, ông Trump đă công kích Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà đang phải đối mặt với sự chống đối trong chính liên minh của ḿnh về vấn đề nhập cư.
Ông viết trên trang Twitter của ḿnh: “Người dân Đức đang chống lại ban lănh đạo của họ”.
Có thông tin rằng Tổng thống Trump đă đề nghị người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron rời khỏi EU để có một thỏa thuận thương mại song phương có lợi hơn với Mỹ.
Trước đó, ông Trump đă chỉ thị cho quan chức Mỹ từ chối tham gia tuyên bố chung G7, áp đặt các mức thuế quan mới đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ từ các đồng minh, và đề xuất tái kết nạp Nga vào G7.
Ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ đă gọi EU là một “địch thủ”.
Những diễn biến này không chỉ phản ánh vết rạn nứt ngày càng lớn giữa Mỹ và Tây Âu mà theo Foreign Affairs, c̣n phản ánh một thực tế mới: Bị chia rẽ nội bộ, châu Âu đang mất đi sức mạnh trên trường thế giới, và Chính quyền Trump, hành động giống một “kẻ săn mồi” hơn là một đối tác, bị cám dỗ trước việc lợi dụng điểm yếu này.
Khi các nước lớn tranh giành ảnh hưởng trên toàn cầu, châu Âu, giống như Trung Đông hay Mỹ Latinh, sẽ trở thành một chiến trường khác.
Tổng thống Mỹ dường như không nh́n chung hướng với lănh đạo các nước đồng minh trong NATO
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và khu vực Á-Âu, A. Wess Mitchell đă nói rất thẳng thắn:
“Châu Âu chắc chắn là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh căng thẳng về địa chính trị. Chúng ta phải nh́n nhận thực tế này một cách nghiêm túc. Nước Mỹ phải nh́n nhận nó một cách nghiêm túc”.
Theo đánh giá của Foreign Affairs, Tổng thống Trump đă bắt đầu xoay trục nước Mỹ rời xa chính sách đối ngoại đă tồn tại trong suốt 70 năm của nước này, vốn thúc đẩy việc hội nhập với châu Âu như là cơ sở của an ninh Mỹ.
Giờ đây, khi Washington nhắm tới việc cạnh tranh thay v́ sát cánh với châu Âu, nước này sẽ t́m cách “bắn tỉa” các quốc gia châu Âu bằng việc lấy các thỏa thuận thương mại song phương làm mồi nhử, chẳng hạn như lời đề nghị của Tổng thống Trump với Tổng thống Pháp Macron.
Điều này có thể bao gồm cả việc sử dụng vị thế bị suy yếu của Anh hậu Brexit để ép buộc nước này kư kết một hiệp định thương mại tự do với Mỹ thay v́ một thỏa thuận với EU.
Với lập trường “săn mồi”, Mỹ cũng sẽ lợi dụng lực đ̣n bẩy lớn nhất của nước này, tức là các cam kết về pḥng thủ và an ninh của họ, để có được các thỏa thuận thương mại ngắn hạn.
VietBF © Sưu tầm