Trung Quốc phát triển như vũ bão về mọi mặt, cả kinh tế, khoa học và quân sự. Tham vong của họ không giới hạn, họ đua cả với Nga và Mỹ. Trung Quốc xây hầm dài 135km, lộ tham vọng cường quốc thế giới.
South China Morning Post đưa tin, các nhà khoa học Trung Quốc gần đi đến thống nhất về thiết kế hầm đường sắt dài nhất thế giới nối đại lục với Đài Loan sau nhiều năm tranh cãi.
Nếu dự án trở thành hiện thực, những đoàn tàu con thoi có thể lướt qua đoạn đường hầm dài 135 km ở tốc độ 250 km/h vào năm 2030. Công trình tham vọng này sẽ bao gồm dự án khởi động trị giá hàng trăm triệu USD, theo kế hoạch các nhà khoa học trình lên chính phủ Trung Quốc.
Theo nhiều nhà phân tích, nếu các tập đoàn khoa học, công nghệ và xây dựng của Trung Quốc có thể khắc phục những thách thức về mặt kỹ thuật của công trình, đây sẽ là thành công phi thường.
"Dự án nằm trong số những công trình dân sự lớn nhất và nhiều thách thức nhất trong thế kỷ 21", một nhà khoa học giấu tên cho biết.
Hầm đường sắt dài nhất thế giới ở Trung Quốc sẽ nối đại lục với Đài Loan.
Ý tưởng về đường hấm nối đại lục với Đài Loan được đề xuất cách đây gần một thế kỷ và nổi lên vào năm 2016 khi chính phủ Trung Quốc đưa mạng lưới đường sắt tốc độ cao xuyên eo biển vào kế hoạch 5 năm.
Trong kế hoạch mới nhất, đường hầm sẽ dài hơn vài kilomet so với đề xuất năm 2016. Công trình sẽ bắt đầu từ huyện Bình Đàm, khu vực tự do thương mại thử nghiệm do Trung Quốc thiết lập ở tỉnh Phúc Kiến năm 2013 để thúc đẩy thông thương với Đài Loan.
Đường hầm này sẽ dài gấp 3,5 lần hầm đường sắt dưới biển dài nhất thế giới hiện nay, đường hầm eo biển Manche nối giữa Anh và Pháp.
Dự án của Trung Quốc có bố trí tương tự như đường hầm eo biển Manche, bao gồm tổ hợp ba đường hầm riêng lẻ. Hai đường hầm chính dùng cho các đoàn tàu chạy theo hướng ngược nhau. Một đường hầm dịch vụ nhỏ hơn sẽ chứa đường dây điện, cáp liên lạc và lối thoát hiểm.
Trong khi Trung Quốc đang đi đến thống nhất về thiết kế hầm đường sắt dài nhất thế giới, trước đó Nga cũng lên kế hoạch xây dựng một cây cầu dài nhất thế giới.
Theo RT đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo chính phủ lên kế hoạch xây dựng một cây cầu nối quần đảo Sakhalin ở vùng Viễn Đông với đất liền Nga.
“Vấn đề xây dựng cây cầu bắc từ quần đảo Sakhalin với phần đất liền của đất nước đã được thảo luận từ lâu trong vài thập kỷ. Từ lâu đó cũng là giấc mơ của người dân sống trên quần đảo” – Tổng thống Putin phát biểu trong cuộc họp với Thống đốc Sakhalin Oleg Kozhemyako ngày 24/7.
Tháng 5/2018, Nga khai trương cây cầu dài nhất châu Âu.
Sakhalin là một hòn đảo lớn ở phía bắc Thái Bình Dương, là hòn đảo lớn nhất của Liên bang Nga dài 948 km và diện tích đạt 72.492 km2.
Việc xây dựng cầu kết nối đảo Sakhalin với đất liền sẽ là dự án khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với dự án xây dựng cầu Crimea, do cây cầu mới này được dự kiến sẽ dài 580 km và hệ thống đường sắt cũng như các cơ sở vật chất khác. Cây cầu này được dự kiến sẽ có ba nhịp chính và hơn 10 nhịp kéo dài, ước tính tổng số tiền đầu tư lên đến hàng tỉ USD.
Những năm gần đây, Trung Quốc không giấu tham vọng trong các lĩnh vực khoa học, quân sự, đua tài cùng các quốc gia phát triển trong hai lĩnh vực này, trong đó có Nga.
Theo trang mạng tiếng Trung Sohu.com, gần đây cơ quan nghiên cứu quân sự Thuỵ Điển đã công bố bảng xếp hạng thực lực quân sự mới nhất toàn cầu năm 2018, thứ hạng các cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới trong báo cáo này dường như không có quá nhiều sự thay đổi, các nước Trung Quốc, Mỹ và Nga vẫn chiếm vị trí top 3 thế giới.
Tuy nhiên, đã có một sự xáo trộn diễn ra. Nếu Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí đầu bảng thì lần này vị trí thứ 2 lại thuộc về Trung Quốc, Nga xếp thứ 3.
Lực lượng binh lính đang phục vụ trong quân đội Trung Quốc hơn 2 triệu quân. Theo Trung Quốc, khả năng huy động quân lực trong thời chiến của họ đứng thứ 2 thế giới nhưng cơ quan nghiên cứu quân sự Thuỵ Điển cho rằng khả năng này phải là số 1.