Venezuela vừa chấn động với sự kiện về vụ ám sát hụt Tổng thống nước này. Tuy nhiên trong vụ này có nhiều bí ẩn chưa được giải đáp. Thực sự đây là vụ mưu sát hay dàn dựng?
Tổng thống Venezuela Maduro đang phát biểu tại một sự kiện vào ngày 4/8 th́ UAV phát nổ ở trên không gần chỗ của ông. Ảnh: RT.
Chuyện ǵ đă xảy ra?
Biến cố xảy ra vào ngày 4/8 khi Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu tại một cuộc diễu binh nhân một lễ kỷ niệm của quân đội nước này. Sự kiện được phát trực tiếp trên kênh truyền h́nh của nhà nước.
Khi ấy ít nhất có 2 tiếng nổ lớn vang lên. Tổng thống Maduro buộc phải dừng phát biểu. Các cảnh vệ vội vă chạy ra để che chắn an toàn cho Tổng thống.
Trong khi đó hàng trăm binh sĩ diễu binh đang hàng ngũ chỉnh tề đă bỏ chạy tán loạn và t́m nơi ẩn nấp. Trong đám đông nhốn nháo, có 7 sĩ quân đội bị thương. Nhiếp ảnh gia tại hiện trường ghi được cảnh một một quân nhân bị thương “máu me be bét” ở đầu.
Theo tin tức mới nhất từ các nguồn th́ có tới 3 thiết bị bay không người lái (UAV) tham gia “tấn công” Tổng thống Maduro, 2 chiếc nổ tại chỗ (gần khu vực Tổng thống Maduro phát biểu), 1 chiếc lao về phía một chung cư gần đó rồi phát nổ. Ngoài ra c̣n có một vụ nổ khí gas.
Các thông tin sơ bộ cho hay, các binh sĩ Venezuela có thể đă trực tiếp bắn các UAV đó hoặc dùng biện pháp điện tử để kích nổ chúng ở trên không.
Trên hiện trường, ông Maduro đang chăm chú phát biểu th́ có tiếng động lớn, ông dừng lại và ngước nh́n lên trời. Vẻ hoảng sợ chân thực lộ rơ trên gương mặt và ngôn ngữ cơ thể của đệ nhất phu nhân đứng bên trái ông cũng như một số tướng lĩnh.
Venezuela sau đó tuyên bố đă bắt giữ 7 người liên quan đến vụ “tấn công” này.
Bối cảnh nhạy cảm ở Venezuela
Sự cố trên xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Maduro vừa mới tái đắc cử vào giữa tháng 5. Đến nay ông tại vị trong nhiệm kỳ mới này chưa đầy 2 tháng.
Một sĩ quan quân đội Venezuela bị thương ở đầu trong vụ “tấn công” bằng UAV hôm 4/8 nói trên. Ảnh: AP.
Venezuela hiện đang ch́m trong khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt – một cuộc khủng hoảng bắt đầu từ ít nhất là năm 2014, với t́nh trạng lạm phát cao, khan hiếm thực phẩm và thuốc men, cúp điện thường xuyên kể cả ở thủ đô và nhiều thành phố lớn. Venezuela đă chứng kiến nhiều cuộc biểu t́nh, nhiều khi đan xen yếu tố bạo lực.
Mới năm 2017 vừa qua c̣n xảy ra vụ một nhóm sĩ quan cảnh sát tấn công trụ sở ṭa tối cao Venezuela bằng lựu đạn thả từ máy bay trực thăng xuống – một dấu hiệu cho thấy t́nh trạng bất ổn chính trị bên trong quốc gia Mỹ Latin này.
Ba kịch bản về vụ UAV
Cả 3 kịch bản này đều có lư riêng.
Kịch bản 1: Phía Venezuela khẳng định đây là âm mưu ám sát Tổng thống Maduro. Cả Bộ trưởng Truyền thông của nước này và ông Maduro đều nói vậy. Tổng thống Maduro c̣n lớn tiếng khẳng định một cách chắc nịch rằng đây là âm mưu của phe đối lập cực hữu, của những người Venezuela lưu vong ở Mỹ và Colombia, thậm chí có sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ và Colombia. Ông đe dọa sẽ trừng phạt ở mức tối đa những kẻ chủ mưu.
Các đồng minh chính của Venezuela ở châu Mỹ đă lên tiếng ủng hộ chính phủ Maduro. Nga cũng lên án vụ tấn công, coi đó là hành động khủng bố phục vụ mưu đồ chính trị.
Trước đó, ông Maduro và chính phủ Venezuela đă nhiều lần chỉ trích Mỹ can thiệp và âm mưu hăm hại ông Maduro.
T́nh h́nh thêm phức tạp khi một nhóm đối lập nhỏ mang tên “Phong trào Binh sĩ Áo phông Quốc gia” đă nhận trách nhiệm về vụ tấn công 4/8.
Liên quan đến khả năng ám sát thật, Mỹ thực sự có lịch sử can thiệp vào châu Mỹ Latin, c̣n Colombia th́ thường xuyên chỉ trích chính quyền cánh tả của Venezuela.
Kịch bản 2: Trước cáo buộc của Venezuela, cả Mỹ và Colombia đều đă bác bỏ sự can thiệp của ḿnh vào vụ việc này. Thậm chí Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton c̣n tố ngược Venezuela, cho rằng vụ này do chính Venezuela dàn dựng để phục vụ các mục tiêu chính trị.
Nếu nhận định này của ông Bolton là đúng th́ sự dàn dựng đó hiển nhiên tạo cớ hợp lư giúp Tổng thống Maduro trấn áp phe đối lập.
Nếu quan sát kỹ đoạn clip về vụ nổ UAV th́ ta thấy thuốc nổ có lẽ không quá mạnh. Hơn nữa, phương thức tấn công bằng UAV kiểu này có lẽ sẽ dễ kiểm soát hơn là dùng người trà trộn vào đám đông và kích hoạt bom, với những hậu quả khôn lường.
Tuy nhiên, động thái dàn dựng này (nếu là thật) sẽ là nước cờ vô cùng mạo hiểm về mặt chính trị cho chính quyền Maduro. T́nh h́nh sẽ trở nên rất nguy hiểm cho chính phủ Venezuela nếu một động thái như thế bị phát giác. Hơn nữa, bản thân việc làm này hiển nhiên làm phơi bày t́nh trạng bất ổn và khủng hoảng bên trong Venezuela, cho thấy chính phủ yếu kém, không kiểm soát tốt an ninh trật tự, kể cả tại sự kiện có sự tham gia của các tướng lĩnh quân đội và quan chức cấp cao của Venezuela.
Các bức ảnh và clip tại sự kiện phản ánh sự hoảng sợ không chỉ ở binh sĩ mà cả phu nhân Tổng thống và một số sĩ quan quân đội Venezuela.
Biến cố vừa qua rơ ràng rất khác vụ đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 (diễn ra vào đêm chứ không phải lúc trời sáng), trong đó chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuy bị tấn công bất ngờ nhưng đă rất b́nh tĩnh và phản đ̣n mănh liệt.
Kịch bản 3: Có chuyên gia khẳng định đây đơn giản là lỗi kỹ thuật của UAV khi nó tự động hạ xuống khu vực bục phát biểu của Tổng thống và quân đội Venezuela buộc phải ra tay để bảo đảm an toàn cho lănh đạo của họ. Vấn đề rất có thể chỉ đơn giản như vậy và chính trị gia Maduro đă nhanh chóng chớp lấy cơ hội để công kích phe đối lập cùng lực lượng hậu thuẫn ở nước ngoài.
Dù kịch bản nào xảy ra th́ Tổng thống Venezuela Maduro đều t́m thấy những lư do mà ông có thể khai thác để trấn áp phe đối lập và “khôi phục lại trật tự”. Không loại trừ khả năng sau biến cố 4/8 này, ông Maduro sẽ đẩy mạnh biện pháp xử lư lực lượng mà ông gọi là “phe cực hữu” trong nước rồi tiến hành tập trung quyền lực vào tay ḿnh
VietBF © sưu tập