Sau Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ , tới lượt Philippines quyết định mua vũ khí của Nga. Việc này chắc chắn làm Mỹ nổi giận. Hăng tin Sputnik ngày 2/8 dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho biết, Manila sẽ không từ bỏ thương vụ mua bán vũ khí của Moscow dù có thể bị Mỹ trừng phạt.
Chính quyền Manila đang nghiên cứu kế hoạch mua súng phóng lựu của Nga.
“Trong những tuần gần đây, giới truyền thông đă đề cập tới những lệnh trừng phạt Mỹ có thể ban hành (nếu mua vũ khí của Nga). Nhưng tôi không nghĩ rằng Philippines sẽ dừng thương vụ mua sắm vũ khí của Moscow”, ông Cayetano khẳng định trong cuộc gặp bên lề cuộc họp bộ trưởng các nước ASEAN tổ chức tại Singapore ngày 2/8 với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
Theo Sputnik, hiện thời Philippines đang gặp một số khó khăn trong việc mua sắm vũ khí mới từ đồng minh Mỹ do Washington ban bố một số điều kiện nhất định lên các thương vụ mua sắm của Manila.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Piter Cayetano tại cuộc họp với người đồng cấp Nga Sergei.
Trước đó, trang tin Reuters dẫn lời một sĩ quan Philippines tiết lộ họ đă đồng ư mua 750 súng phóng lựu RPG-7B trị giá 400 triệu peso (khoảng 21,4 triệu USD) từ Rosoboronexport, công ty quốc doanh Nga bị đưa vào “danh sách đen” của Mỹ. Tuy nhiên, thương vụ này vẫn chưa được hoàn tất.
Tại cuộc họp báo ngày 19/7, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque cho biết chính quyền Manila đang nghiên cứu kế hoạch mua súng phóng lựu này.
Tuy nhiên, ông Roque nhấn mạnh: “Chúng tôi hoàn toàn tự do kư những hợp đồng mua vũ khí miễn sao chúng tôi vừa ư. Chúng tôi không bị ràng buộc bởi bất kỳ đạo luật trong nước nào, đặc biệt khi thương vụ không diễn ra trên đất Mỹ”.
Cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều quyết tâm mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga.
Giữa năm 2017, Mỹ đă thông qua một đạo luật mới mang tên Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA), cho phép Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc pḥng Nga, cũng như chống lại các quốc gia có hợp đồng mua vũ khí giá trị lớn với Moscow.
Theo Times of India ngày 1/7, Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ Nirmala Sitharaman đă tŕnh bản báo cáo về việc chi số tiền 5,7 tỷ USD để thực hiện thương vụ mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga tới Bộ Tài chính và Văn pḥng Thủ tướng Ấn Độ để chính phủ phê duyệt lần cuối.
Chiểu theo CAATSA, Ấn Độ có thể sẽ phải nhận lệnh trừng phạt v́ vi phạm những điều khoản cấm vận mà trước đó Washington đă áp đặt với Moscow.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mỹ cảnh báo Ấn Độ rằng mua hệ thống quân sự hiện đại của Nga có thể hủy hoại hợp tác quốc pḥng và chia sẻ công nghệ giữa Washington và New Delhi, cũng như khả năng tương tác giữa lực lượng vũ trang hai nước.
Thỏa thuận mua S-400 cũng đă gây bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ - hai đồng minh trong NATO. Mỹ đă dọa sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, v́ cho rằng S-400 không phù hợp với hệ thống pḥng thủ của NATO. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khẳng định rằng mọi nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản thương vụ S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga đều sẽ không thành công.